Đời sống

Hải Hưng, Hưng Hóa từng là tên của tỉnh nào? Đáp án đa số không ngờ đến, người bản địa còn ‘bó tay’

Hưng Hóa tiền thân là đạo thừa tuyên Hưng Hóa, sau đó là trấn Hưng Hóa. Tỉnh này nguyên là đạo Đà Giang thời Trần, bao gồm 2 phủ là Quy Hóa (Lào Cai, Yên Bái) và Gia Hưng (Sơn La, Mộc Châu, Yên Châu, Phù Yên, Mai Sơn, Thuận Châu).

Năm 1466, vua Lê Thánh Tông đặt 13 đạo thừa tuyên là Thanh Hóa, Xứ Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, phủ Trung Đô và Hưng Hóa. Cái tên Hưng Hóa cũng chính thức xuất hiện từ khi này.

hung-hoa-1
Ảnh minh họa

Thế nhưng ngày đấy Hưng Hóa là một xứ, gồm các tỉnh: Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình (vùng Tây Bắc Bộ) và Phú Thọ (vùng Đông Bắc Bộ) ngày nay, cùng một phần lãnh thổ Lào (thuộc các tỉnh Hủa Phăn, Xầm Nưa) và một phần tỉnh Vân Nam Trung Quốc hiện nay.

Nửa cuối thế kỷ 19, cụ thể là năm 1891, theo Nghị định Toàn quyền Đông Dương quyết định thành lập tỉnh Hưng Hóa, gồm 5 huyện: Tam Nông, Thanh Thủy, Sơn Vi, Thanh Ba, Phù Ninh.

Đến giữa năm 1903, Toàn quyền Đông Dương lại ký nghị định thành lập thị xã Phú Thọ. Lúc này thị xã Phú Thọ là trung tâm của tỉnh Hưng Hóa. Thị xã này có nhà ga, sân bay, đường sắt sang Trung Quốc. Sau đó không lâu, cũng trong năm 1903, tỉnh Hưng Hóa đổi tên luôn thành tỉnh Phú Thọ cho đến bây giờ.

Trong khi đó, tỉnh Hải Hưng cũng là một tỉnh cũ thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Đầu năm 1968, Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam quyết định sáp nhập 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên thành tỉnh Hải Hưng. Thời điểm hợp nhất lại, tỉnh này có 2 thị xã là thị xã Hải Dương và thị xã Hưng Yên. Bên cạnh đó, các huyện trong tỉnh cũng bị sáp nhập. Tổng diện tích toàn tỉnh Hải Hưng là khoảng 2.500km2, dân số 2,7 triệu người.

hai-hung-1
Ảnh minh họa

Tháng 11/1996, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia lại tỉnh Hải Hưng, tái lập tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên. Cùng với đó, 24/7/1999, huyện Châu Giang tách thành 2 huyện Khoái Châu và Văn Giang. Đồng thời, chia lại huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm và Yên Mỹ.

 

Địa phương sở hữu đường hầm vượt sông đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam, là công trình khủng nhất ĐNÁ

Đường hầm vượt sông đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam ở thời điểm hiện tại dài gần 1.500m. Nó cũng là công trình đường hầm hiện đại nhất Đông Nam Á.