Khám phá mới

Nhân tài trăm năm có 1 của Việt Nam làm quan lớn ở Trung Hoa, được suy tôn là ‘ông tổ nghề đúc súng'

Tháng 2 năm 1400, Hồ Quý Ly lật đổ nhà Trần và lập ra nhà Hồ. Nhiều năm sau đó, quân Minh từ phương Bắc liên tục quấy nhiễu nước ta. Nhưng Hồ Quý Ly vẫn rất tự tin. Một trong những lý do được cho là vì ông sở hữu loạt súng thần cơ do con trai Hồ Nguyên Trừng chế tạo. Quả thật vậy, súng thần công khiến quân Minh thua tan tác. Sau này nhà Hồ thua cuộc là vì lòng dân không thuận chứ không phải vì yếu về quân lực.

Nói về Hồ Nguyên Trừng, ông xứng đáng là nhân vật đa tài trăm năm hiếm gặp của Việt Nam. Điều đáng tiếc là Hồ Nguyên Trừng sinh “nhầm thời” và chưa thể phát huy hết năng lực của mình. Dẫu vậy, những dấu ấn ông để lại đến nay vẫn khiến hậu thế phải ngưỡng mộ.

ho-nguyen-trung-1
Ảnh minh họa

Hồ Nguyên Trừng (1374 – 1446), là con cả của Hồ Quý Ly, quê ại Vĩnh Phúc, lộ Thanh Hoa (nay là huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Hồ Nguyên Trừng được mệnh danh là nhà kỹ thuật quân sự tài ba, công trình sư lỗi lạc. Ông đứng sau nhiều công trình, sản phẩm quân sự nổi tiếng của nhà Hồ thời bấy giờ như thành Tây Đô (được xây chỉ trong 3 tháng), thuyền cổ lâu (thuyền chiến 2 tầng), súng thần cơ (sức công phá và sát thương hơn hẳn các loại súng cùng thời).

Súng thần cơ có đủ bộ phận cơ bản của súng thần công sau này. Nòng súng làm bằng ống đúc bằng sắt hoặc đồng, đuôi súng đúc kín có bộ phận ngòi cháy ở chỗ nhồi thuốc nổ. Ngoài ra đạn pháo của súng chính là mũi tên bằng sắt lớn. Khi bắn, thuốc súng được nồi vào phía đáy rồi đặt mũi tên vào giữa, nhồi đạn ghém bằng sắt và chì.

Loại súng thần cơ của Hồ Nguyên Trừng được quân Minh ca ngợi là: “Súng thần, pháo thần của Giao Chỉ được coi là vũ khí nhất thiên hạ... Súng thần công có được gần đây dùng sắt làm tên, bắn đi bằng lửa, đi xa ngoài 100 bước, nhanh chóng kỳ diệu như thần, nghe thấy tiếng là lửa đã đến”.

Còn Lê Quý Đôn thì viết trong “Vân đài loại ngữ” rằng: “Quân Minh khi làm lễ tế súng đều phải tế Trừng”. Điều đó cho thấy kể cả kẻ địch cũng phải công nhận sức mạnh của súng thần cơ cũng như tài trí của Hồ Nguyên Trừng.

ho-nguyen-trung-3
Ảnh minh họa

Sử cũ chép lại, giữa năm 1407, toàn gia tộc họ Hồ bị quân Minh bắt sống và giải về Kim Lăng (Nam Kinh, Trung Quốc). Biết Hồ Nguyên Trừng nắm rõ cách chế tạo hỏa long pháo và thần cơ pháo nên vua Minh tha không xử tội ba cha con họ Hồ mà giữ lại làm con tin. Đặc biệt, Hồ Nguyên Trừng còn được phong chức sắc.

Theo sử sách Trung Quốc, Hồ Nguyên Trừng được cho làm chủ sự, hàm chính ngũ phẩm (tức ngang với giám đốc sở ngày nay), thuộc Binh trượng cục để chuyên chế tạo súng, hỏa tiễn, thuốc súng, cai quản tù binh Đại Việt.

Sau này ông còn làm đến chức tả thị lang (tương đương với thứ trưởng ngày nay). Nhưng theo bộ Minh sử thì Hồ Nguyên Trừng được phong làm thượng thư bộ Công (tương đương với bộ trưởng ngày nay).

ho-nguyen-trung-2
Pháo giống Thần Cơ Thương Pháo bằng Đồng ở Bảo tàng Musée de l'Armée, Pháp

Nhưng dù được hậu đãi, có chức tước cao, Hồ Nguyên Trừng vẫn khắc khoải nhớ về quê hương. Đó được cho là lý do ông lấy bút hiệu là Nam Ông (ông già nước Nam) và viết quyển “Nam Ông mộng lục” nổi tiếng.

Hiện nay mộ của Hồ Nguyên Trừng nằm ở thôn Nam An Hà, thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Tại Việt Nam, hậu thế vẫn ghi nhận tài năng, công lao lớn của ông. Bằng chứng là có rất nhiều con đường được đặt tên Hồ Nguyên Trừng.

 

Trạng nguyên Việt Nam đánh bại đại thần cờ của Trung Hoa, vua Nguyên nể phục phong danh hiệu cao quý

Lịch sử ghi nhận vị trạng nguyên người Việt Nam này không chỉ tài giỏi nức tiếng trong nước mà còn khiến cả Trung Hoa nể phục.