Chiến thuật quân sự kỳ lạ nhất lịch sử Việt Nam, hiếm thấy trên thế giới, sử dụng đội quân ‘thần bí’
Việt Nam là một trong những quốc gia có chiến thuật quân sự rất đa dạng, biết tận dụng sức mạng, đặc tính của các loài động vật như chó, voi, ong, trâu, bò… Những đội quân có một không hai này không chỉ khiến kẻ thù khiếp sợ mà còn giúp quân ta lưu danh sử sách, được ngưỡng mộ muôn đời.
Ngược dòng lịch sử, thời Lê Trung hưn từng có một đội quân mèo lửa độc nhất vô nhị. Sau khi đánh đuổi họ Mạc, giành lại được thành Thăng Long cho vua Lê, các đời chúa Trịnh dần lấn át, tước quyền bính. Nhiều hoàng thân quốc thích, quan lại trung thành có mưu đồ diệt Trịnh, giành quyền lực lại cho vua Lê tỏ ra bất bình trước tình cảnh này. Đặc biệt là Lê Duy Mật.
Lê Duy Mật là con thứ 11 của vua Lê Dụ Tông. Cuối năm 1738, ông cùng Lê Duy Chúc, Lê Duy Quy và một số quan lại khác dấy binh đánh vào phủ chúa để diệt Trịnh Giang.
Kế hoạch của họ bị bại lộ, Lê Duy Quy và Lê Duy Chúc lần lượt qua đời, Lê Duy Mật rút về phát động khởi nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”. Ông xưng là Thiên Nam Đế Tử, lập cả bộ máy chính quyền riêng. Những cuộc tiến đánh của quân Lê Duy Mật khiến họ Trịnh phải mất ăn mất ngủ, đàn áp nhiều lần mà không xong.
Năm 1769, Trịnh Sâm quyết định huy động lực lượng sống còn với Lê Duy Mật. Quân Trịnh tiến sát được căn cứ Trình Quang ở phủ Trấn Ninh (nay thuộc Nghệ An). Nhưng quân Trịnh gặp hệ thống phòng thủ kiên cố rất khó phá vỡ.
Lúc này, một tiểu tướng của quân Trịnh là Phạm Sinh hiến kế dùng hỏa miêu trận. Lính của họ tỏa đi khắp nơi bắt mèo, lấy dầu thông, dầu trẩu tẩm vào người chúng rồi đốt lửa. Song song với đó, binh lính đánh trống khua chiêng, hò reo ầm ĩ khiến mèo sợ chạy về phía đồn lũy của đối phương. Vì bị thúc phía sau nên mèo chạy thục mạng, khiến cây cối bốc cháy, đồn lũy cũng bị thiêu rụi.
Đội quân mèo lửa này đã tạo nên một trận hỏa công chưa từng có trong lịch sử. Trận đó quân Trịnh thắng lớn, Lê Duy Mật rơi vào thế cùng phải cùng vợ con và thuộc hạ tin cẩn phóng hỏa tự thiêu. Lịch sử Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung ghi nhận đây là trận đánh độc đáo bậc nhất, hiếm có khó tìm.
Nhờ có công lớn mà Phạm Sinh sau này được phong làm Phấn dũng tướng quân, tước Quận Công, dân gian lại gọi ông là Quận Mèo. Trận hỏa miêu năm đó kết thúc, dù được phong chức cao nhưng Phạm Sinh lại xin về quê sống, dạy nghề đan gầu tát nước cho dân. Sau này ông mất, người dân còn lập đền thờ suy tôn là Tổ nghề gầu.
Vương triều phong kiến Việt Nam duy nhất không cần sắc phong từ Trung Hoa, từ chối cống nạp
Trái ngược hoàn toàn với các triều đại phong kiến khác, thời kỳ này nước ta không có lệ nhận sắc phong từ triều đại phong kiến phương Bắc. Đây là điều chưa có tiền lệ, độc nhất vô nhị tại Việt Nam thời xưa.