Đời sống

Nhân viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn từng xin giảm 30% lương góp nuôi thú, thu nhập mỗi tháng gây choáng

Nhiều người cho rằng mức lương của nhân viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn thuộc top khá cao so với mặt bằng chung người lao động ở TP.HCM.

Năm 2020, tình hình Covid căng thẳng, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nằm trong số những địa điểm gặp khó khăn vì dịch bệnh. Trước cảnh này, các cán bộ, nhân viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã thống nhất cùng nhau giảm 30% lương để lấy tiền mua thức ăn nuôi thú. Hành động đẹp, nhân văn của họ nhận được rất nhiều lời tán thưởng. Nhưng cụ thể thu nhập của đội ngũ nhân viên nơi đây là bao nhiêu mà dám giảm đến 30% lương?

thao-cam-vien-2

Theo báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho biết, thu nhập bình quân của người lao động nơi đây đạt 18 triệu đồng/tháng (gồm cả thưởng Tết năm 2023, chi trong năm 2024).

thao-cam-vien-3

thao-cam-vien-4

Con số 18 triệu đồng/tháng khiến rất nhiều người bất ngờ. Nếu so với mặt bằng chung người lao động ở Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng thì nó quả thật quá lý tưởng, thuộc top khá cao.

Được biết, mức chi trả này đã đạt 128,89% so với chỉ tiêu kế hoạch và đạt 143,21% so với cùng kỳ năm 2023. Trong nửa năm qua, Thảo Cầm Viên đã đạt được kết quả kinh doanh tương đối tích cực khi sản lượng vé bán ra vượt 881.100 vé. Tính ra trung bình mỗi ngày, nơi đây đón đến gần 4.900 lượt khách ghé thăm.

thao-cam-vien-1

Doanh thu đạt 73,5 tỷ đồng và gần 4,7 tỷ đồng lợi nhuận. Tuy giảm lần lượt 9% và 12% so với cùng kỳ 2023 nhưng vẫn hoàn thành 58% kế hoạch doanh thu và 74% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Theo đó, doanh nghiệp này nộp ngân sách hơn 13,8 tỷ đồng.

thao-cam-vien-5

thao-cam-vien-7

Thảo Cầm Viên Sài Gòn có tuổi đời 160 năm. Nơi này được khởi công xây dựng vào năm 1864, tên gọi đầu tiên là Vườn Bách Thảo. Đến năm 1865, công trình chính thức đi vào hoạt động, là nơi có nhiều loài thú, cây quý hiếm. Người dân Sài Gòn vẫn thường quen gọi Thảo Cầm Viên với cái tên thân thương: Sở Thú. Địa danh này từ lâu đã trở thành một trong những biểu tượng của thành phố mang tên Bác, niềm tự hào của người dân TP.HCM.