Lưu Bang ra kế sách độc nhất vô nhị để gia tăng dân số, phụ nữ ngàn đời sau vẫn oán than
Với mục đích gia tăng dân số, Lưu Bang không ngần ngại áp dụng “kế độc”. Dù đạt được “kpi dân số”, nhưng ngược lại nó khiến phụ nữ thời bấy giờ vô cùng khiếp sợ.
Năm 206 TCN, Hán Cao Tổ, húy Lưu Bang lên ngôi hoàng đế, trở thành vị vua đầu tiên của nhà Hán ở Trung Hoa. Bấy giờ, nhà Hán phải đối diện với khủng hoảng xã hội sau nhiều năm chìm trong chiến tranh. Đời sống người dân khóc khăn, tất cả các ngành nghề đều suy thoái, dân chúng đói khổ nên rơi vào lầm than. Lưu Bang hiểu rõ nhiệm vụ của mình là phải vực dậy kinh tế xã hội. Với tầm nhìn của mình, vị hoàng đế này đã giúp người dân có cuộc sống dần ổn định hơn.
Nhưng vẫn còn một nhiệm vụ khó khăn hơn bày ra trước mắt ông. Đó là chuyện dân số. Vì chiến tranh mà dân số giảm sâu, tỷ lệ sinh cũng thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tử vong. Sau nhiều lần bàn bạc, Lưu Bang quyết định đưa ra chính sách khuyến khích tăng dân số.
Đầu tiên, vị hoàng đế của nhà Hán ra lệnh ân xá toàn quốc cho các tù nhân đào tẩu. Những ai bị bán làm nô lệ do chiến tranh cũng được trả tự do. Tiếp theo, ông khuyến khích sinh con. Nhà ai đẻ con đều được cho một số tiền, thức ăn nhất định. Thậm chí chỉ cần có thêm con sẽ được miễn thuế.
Những tưởng bài toán đã được giải thì bất ngờ thay, tỉ lệ sinh tăng, song dân số nhìn chung vẫn giảm. Lưu Bang lại rơi vào bế tắc. Suy nghĩ nhiều ngày trời vị hoàng đế mới nhận ra vấn đề nằm ở việc phụ nữ không muốn sinh con sớm. Thế nên, để ép gia tăng dân số, Lưu Bang đã ra chính sách “đánh thuế” với phụ nữ chưa kết hôn.
Cụ thể, phụ nữ từ 15 – 30 tuổi chưa kết hôn phải nộp thuế gấp 5 lần mỗi năm. Chỉ cần trốn thuế này sẽ có thể bị bỏ tù. Chính sách này gây chấn động nước Hán khi đó, cũng gây ra rất nhiều tranh cãi.
Sau một thời gian, số lượng phụ nữ kết hôn và sinh con tăng lên rõ rệt. Nhưng đi cùng với đó cũng là làn sóng phẫn nộ cho rằng phụ nữ đang bị ép buộc làm “cỗ máy sinh nở” để gia tăng dân số, bị tước đi quyền lựa thời điểm kết hôn và sinh con. Câu hỏi đặt ra là tại sao Lưu Bang không áp thuế với đàn ông chưa kết hôn mà lại nhắm vào phụ nữ? Điều này phần này phản ánh phần nào vị thế của phái yếu lúc bấy giờ bị xem nhẹ hơn cánh mày râu.
Cho đến mãi về sau, mỗi lần nhắc đến kế sách gia tăng dân số của Lưu Bang là một lần tranh cãi lại bùng lên. Dù nhận về nhiều chỉ trích, nhưng không thể phủ nhận chính sách này có tác dụng rất tốt. Bằng chứng là đến thời Hán Vũ Đế (hoàng đế thứ 7 của nhà Hán), dân số nước này đã hơn 50 triệu người. Dân số hùng hậu góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt giúp nhà Hán đánh bại quân Hung vào năm 127 TCN. Vậy nên có ý kiến cho rằng, xét về lợi ích quốc gia, Lưu Bang đã làm đúng, nhưng xét về quyền lợi của phụ nữ, vị hoàng đế này xứng đáng bị oán trách.