Đời sống

Gia đình cực hiếm ở Việt Nam có hai cha con cùng là sư đoàn trưởng, nổi tiếng trong quân ngũ

Gia đình cực hiếm ở Việt Nam có hai cha con cùng là sư đoàn trưởng, nổi tiếng trong quân ngũ

Từ trước đến nay, trường hợp cả cha và con đều là sư đoàn trưởng của một sư đoàn nổi tiếng quả thực rất hiếm. Nhưng với những ai hoạt động trong quân ngũ, họ là những cái tên không còn xa lạ gì.

Trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, Sư đoàn 315 (Quân khu 5) là đặc biệt nhất vì được thành lập ở nước ngoài. Trong đó, có một cặp cha con từng đều giữ vị trí sư đoán trưởng sư đoàn 319. Họ là Đại tướng Trương Đức Chữ và Trung tướng Nguyễn Đức nghĩa.

Đại tá Trương Đức Chữ là Sư đoàn trưởng đầu tiên của Sư đoàn 315. Năm 1979, ông cùng Chính ủy Sư đoàn Trung ương Trung Thắng được điều động về thành lập sư đoàn khi các đơn vị trực thuộc đều đang làm nhiệm vụ ở Campuchia. Trong gần 10 năm làm nhiệm vụ truy quét quân Pol Pot, giúp nhân dân Đông Bắc Campuchia xây dựng cơ sở chính trị, khôi phục sản xuất, ổn định đời sống, có gần 1.000 cán bộ, chiến sĩ của sư đoàn này đã hy sinh anh dũng.

hai-cha-con-su-doan-truong-1
Hai cha con sư đoàn trưởng (tranh của một cán bộ Sư đoàn 315 vẽ tặng năm 2009). Ảnh do Trung tướng Trương Đức Nghĩa cung cấp 

Trong lúc Đại tá Trương Đức Chữ đang chỉ huy đơn vị ở nước bạn, con trai ông tại quê nhà – chàng trai Trương Đức Nghĩa cũng âm thầm đi nhập ngũ. Nhớ lại giai đoạn đó, đồng chí Nghĩa nói: “Thế hệ chúng tôi lớn lên giữa lúc cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc đang căng thẳng, lựa chọn nhập ngũ cũng là lý tưởng của rất đông thanh niên thời đó”.

Biết tin con trai nhập ngũ, Đại tá Chữ ở phương xa viết thư về, dặn dò: “Con là con nhà lính, nhập ngũ phải thể hiện tư chất con nhà quân sự, đừng bao giờ kêu khó khăn mà phải có ý thức chuyển hóa khó khăn thành thuận lợi. Đi đâu, làm gì cũng phải nhớ sức mạnh tập thể là quyết định, làm gì cũng phải hòa đồng với tập thể”.

Nhớ lời cha, chàng trai Trương Đức Nghĩa đã làm tròn trách nhiệm của một người chiến sĩ. Nhờ quá trình đào tạo tốt, anh được chọn cử đi đào tạo sĩ quan. Lúc này, người cha là cán bộ cấp cao của đồng chí Nghĩa lại gửi thư về nhắn nhủ: “Làm sĩ quan chỉ huy thì đừng để cảm xúc chi phối khi thi hành nhiệm vụ, cầm quân dù ở cấp nào cũng phải có ý chí cao, quyết tâm lớn, bất chấp khó khăn, nhưng không lạc quan tếu”.

hai-cha-con-su-doan-truong-3
Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng phát biểu tại một tọa đàm năm 2020. Ảnh: Báo Quân Khu 4

Đồng chí Trương Đức Nghĩa chưa bao giờ quên những lời căn dặn của cha. Đó cũng là “cẩm nang” cho anh trong cuộc đời quân ngũ. Anh luôn tự hào khi được làm một người lính, không ngại khó, ngại khổ, tất cả vì mục tiêu được giao.

Năm 1979, Đại tá Trương Đức Chữ là Sư đoàn trưởng đầu tiên của Sư đoàn 315. Và 31 năm sau (năm 2010), con trai ông – Trương Đức Nghĩa (khi đó còn mang hàm Đại tá) đã trở thành Sư đoàn trưởng thứ 12. Cũng trong năm đó, đồng chí Nghĩa lại được bổ nhiệm làm Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2.

hai-cha-con-su-doan-truong-2
Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa khi còn là Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn - Cục trưởng Cục cứu hộ cứu nạn. Ảnh: Báo Kinh Tế Đô Thị

Năm 2016, Đại tá Trương Đức Nghĩa được thăng quân hàm lên Thiếu tướng. Đến năm 2020, anh được thăng lên làm Trung tướng. Thời gian sau đó, ông được điều động giao nhiều chức vụ, vị trí khác nhau.

Dù là mang quân hàm gì, đảm nhận nhiệm vụ gì, người lính này vẫn luôn ghi nhớ trong lòng và dặn dò các học trò: Làm lính là cống hiến chứ không phải hưởng thụ. Dù thời nào thì người chỉ huy cũng phải giữ tinh thần “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.