Khám phá mới

Nguồn gốc sâu xa của từ ‘Alo’, lý do thú vị khiến người Việt Nam luôn ‘Alo’ khi nghe điện thoại

Nguồn gốc sâu xa của từ ‘Alo’, lý do thú vị khiến người Việt Nam luôn ‘Alo’ khi nghe điện thoại

Để đi tìm lời giải thích cho từ “Alo”, cần ngược dòng thời gian về thời điểm điện thoại mới được phát minh. Khi đó, Alexander Graham Bell – cha đẻ của điện thoại đã dùng từ “Ahoy” để mở đầu một cuộc trò chuyện khi nhấc máy. Từ “Ahoy” dần trở nên phổ biến trên hầu khắp mọi nơi.

“Ahoy” xuất phát từ giới thủy thủ trên tàu viễn dương. Họ dùng từ “Ahoy” để gọi tàu, thuyền, gây sự chú ý với những đoàn thủy thủ khác. Nghĩa gốc của nó là mệnh lệnh: “Nghe này!”.

alo-1-1690426040.jpg
 

Còn theo ngôn ngữ học, “Ahoy” bắt nguồn từ tiếng Anh trung đại (ngôn ngữ xuất hiện sau cuộc chinh phạt ở Anh năm 1066 đến cuối thế kỷ 15). “Ahoy” là phiên bản khác của từ “Hoy”, mang nghĩa xin chào, giống với “Hello”, “Hi”, “Hey” ngày nay. Nhưng nếu xét về “tuổi tác” thì “Ahoy” có trước “Hello” khoảng 100 năm.

alo-2-1690426040.jpg
 

Năm 1922, Alexander Graham Bell qua đời, “Ahoy” được thay thế bằng một từ khác. Thomas Edison đã đề xuất dùng từ “Hello” (Xin chào). Nhà bác học cho rằng từ này là cách tốt nhất để thu hút sự chú ý của mọi người.

Cũng từ đó, mỗi quốc gia lại dùng một từ riêng để biểu đạt ý muốn xin chào của mình. Chẳng hạn, tiếng Anh: hello, tiếng Pháp: allo, tiếng Đức: hallo, tiếng Nga: алло, tiếng Tây Ban Nha: aló, tiếng Trung: (wèi, uy)… Trong nhiều cuốn danh bạ điện thoại, sách hướng dẫn trao đổi điện thoại đầu tiên cũng nhắc đến từ “Hello” với nghĩa mặc định là cách chào hỏi chính thức.

alo-3-1690426040.jpg
 

Người Pháp dùng từ “Allô” và khi Thực dân Pháp xâm lược nước ta, điện thoại bắt đầu được du nhập vào, từ “Allô” cũng vậy. Người Việt sau đó cũng dùng từ này như người Pháp, nói “Allô” khi nghe máy, lâu dần nó được biến tấu thành “Alô” hay “Alo”.

 

Bí ẩn người đầu tiên nhắc đến 2 chữ Việt Nam, 99% học sinh giỏi Sử cũng không biết điều này

Ai là người đầu tiên nhắc đến 2 chữ Việt Nam? Một số người nghĩ rằng đó là Nguyễn Bỉnh Khiêm, vua Gia Long? Nhưng thực tế lại là một người khác, từ tận thế kỷ 14.