Bí ẩn người đầu tiên nhắc đến 2 chữ Việt Nam, 99% học sinh giỏi Sử cũng không biết điều này
Bấy lâu, người Việt vẫn tin rằng tên Việt Nam xuất hiện và trở nên phổ biến vào năm 1802, sau khi Gia Long lên ngôi vua. Mới đầu, vua nhà Nguyễn muốn đặt quốc hiệu là Nam Việt. Nhưng khi phái đoàn sang Trung Quốc ngỏ lời, nhà Thanh lại sợ triều Nguyễn dựa vào cái tên để đòi lại lãnh thổ rộng lớn trước đó nên đổi ngược lại thành Việt Nam.
Thế nhưng, thực tế thì hai tiếng Việt Nam đã có từ trước đó rất lâu. Cụ thể là vào thế kỷ 15, trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm từng nhắc đến Việt Nam trong câu Sấm: “Việt Nam khởi tổ gầy nên”. Khi đó tên nước ta vẫn đang là Đại Việt, mãi hơn 300 năm sau mới đổi thành Việt Nam.
Không dừng lại đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn nhắc đến hai tiếng này trong một bài thơ chữ Hán là: “Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh” (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam).
Lần thứ ba, trạng Trình khi viết thơ gửi bạn thân có đoạn: “Tiền trình vĩ đại quân tu ký/ Thùy thị phương danh trọng Việt Nam" (Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ/ Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam?) và "Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam" (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời/ Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam).
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tên khai sinh là Nguyễn Văn Đạt, sinh năm Tân Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 22 dưới triều Lê Thánh Tông. Ông là người thông minh, hiếu học, nắm giữ nhiều chức vụ cao trong triều đình. Ngoài ra trạng Trình còn là nhà văn hóa lớn, chính khách nổi tiếng, bậc hiền triết, nhà tiên tri số 1 Việt Nam.
Ví dụ điển hình có lẽ là việc dù sống trước cả 4 thế kỷ nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn đoán trước được quốc hiệu của nước ta. Bên cạnh đó là những lời sấm truyền, lời khuyên hậu thế mà càng ngẫm càng đúng.
Tuy nhiên, một số tài liệu lại cho rằng trạng Trình cũng chẳng phải người đầu tiên nhắc đến hai tiếng Việt nam. Người ta từng tìm thấy hai chữ “Việt Nam” trên bia khắc từ thế kỷ 16-17 ở chùa Bảo Lâm (Hải Dương), chùa Cam Lộ (Hà Nội) hay chùa Phúc Thánh (Bắc Ninh)… Tại bia Thủy Môn Đình ở biên giới Lạng Sơn còn có câu: “Việt Nam hầu thiệt, trấn Bắc ải quan” (đây là cửa ngõ yết hầu của Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Có tài liệu cho biết từ thời vua Quang Trung, cụ thể là năm 1792, nước ta đã được đặt quốc hiệu là Việt Nam. Chính ông Phan Huy Ích đã soạn thảo “Tuyên cáo đặt mới quốc hiệu”.
Nhưng sớm nhất theo mốc thời gian thì là vào thế kỷ 14, hai tiếng Việt Nam khi đó đã được đề cập trong “Việt Nam thế chí” của Học sĩ viện Hàn lâm Hồ Tông Thốc biên soạn. Thông tin này do Thạc sĩ Lương Đức Hiển tìm hiểu, chia sẻ trên báo Giáo Dục vào năm 2018.
Người duy nhất trên thế giới không cần hộ chiếu, ông Putin và ông Tập Cận Bình còn chưa có ưu ái này
Một người phụ nữ được hưởng đặc quyền không cần đến giấy tờ tùy thân (trong đó có hộ chiếu). Bà muốn đi đâu trên thế giới cũng được. Đến Tổng thống Mỹ, ông Putin hay ông Tập Cận Bình cũng chẳng được ưu ái như vậy.