Khám phá mới

Người con gái duy nhất còn sót lại của Nguyễn Trãi: Số phận bi thảm, ly kỳ chuyện thoát án tử

Người con gái duy nhất còn sót lại của Nguyễn Trãi: Số phận bi thảm, ly kỳ chuyện thoát án tử

Vì nghi án đầu độc vua mà Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc. Đại án oan nổi tiếng Việt Nam đến nay vẫn được nhắc lại, tiếc thương cho một đại thần tài ba. Theo gia phả họ Nguyễn Nhị Khê, năm đó một số người con của Nguyễn Trãi đã trốn được việc bị hành quyết. Trong đó có người con gái duy nhất của ông – Nguyễn Thị Trà.

Nguyễn Thị Trà là con của Nguyễn Trãi và bà vợ thứ hai họ Phùng, quê ở Thanh Trì, Hà Nội. Theo sử gia Trần Huy Liệu, khi xảy ra biến cố, gia quyến Nguyễn Trãi bị bắt giam, con gái sung làm nô tỳ hoặc thê thiếp nhà quan, cung vua, con trai thì bị ra pháp trường. Giả thuyết bà Nguyễn Thị Trà sống sót có từ đây.

nguyen-trai-2-1689926743.jpg
Nguyễn Trãi. Ảnh phác họa chân dung.
 

Chính sử chép rằng, Thái hoàng thái hậu Trường Lạc mất năm 1505, thọ 65 tuổi. Trong sách sử ghi lại, bà sinh năm 1441, đến năm 1442 sau thì mất cha, đến năm 1460 thì vào cung khi tròn 20 tuổi. Có nhiều điểm trùng hợp ở đây. Bởi năm 1442 cũng là năm Nguyễn Trãi bị hành quyết. Khi đó con gái ông mới 2 tuổi, Nguyễn Anh Vũ (con trai Nguyễn Trãi sau này ra nhận thánh chỉ minh oan) còn trong bụng mẹ. Nhiều sử gia tin rằng Thái hoàng thái hậu Trường Lạc chính là chị cùng cha khác mẹ với Nguyễn Anh Vũ, nói cách khác chính là Nguyễn Thị Trà.

Chính sử lại nói bà Trường Lạc quê ở Gia Miêu (Thanh Hóa), nhưng vua Uy Mục lại làm điện ở phường Lệ Viên, huyện Quảng Đức (tức Hà Nội ngày nay) để thờ tổ tiên của bà. Có khi nào quê quán thật sự của vị Thái hoàng thái hậu này là ở vùng Quảng Đức chứ không phải Gia Miêu? Lại nói, nguyên quán của Nguyễn Trãi ở Thăng Long. Sao lại có sự trùng hợp kỳ lạ như vậy? Cha đẻ của bà Trường Lạc là Nguyễn Trãi chứ không phải Nguyễn Đức Trung?

thai-hau-truong-lac-3-1689993313.jpg
Ghi chép về Trường Lạc hoàng hậu giết vua trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ảnh tư liệu.
 

Có sử gia lý giải, vì Nguyễn Trãi sống đức độ nên ông Nguyễn Đức Trung lấy làm yêu mến. Ông đã nhận nuôi con gái duy nhất của vị đại thần, đặt tên Nguyễn Thị Hằng. Sau này dù phát hiện ra cơ sự nhưng triều đình Thánh Tông không thể chép lại rằng chính bố của Thánh Tông đã giết oan ba họ nhà bố vợ nên đành giữ như vậy.

Nếu giả thuyết trên là đúng, cuộc đời người con gái duy nhất của Nguyễn Trãi quả thực bi thảm. Bà sinh ra đã bị câm, gia tộc bị tru di 3 đời, phải sống với thân phận khác. Đến khi được vua Lê Thánh Tông yêu thương cho vào cung không được bao lâu lại bị vua ruồng bỏ. Dù sinh được 1 hoàng tử là vua Lê Hiến Tông sau này nhưng bà vẫn không thể tha thứ cho chồng, nảy sinh lòng thù ghét vì bị bạc đãi.

thai-hau-truong-lac-1-1689993313.jpg
Tranh vẽ Trường Lạc Hoàng thái hậu.
 

Chuyện kể rằng vua Lê Thánh Tông bị bệnh phù thũng. Khi vua bệnh nặng, bà Trường Lạc được đến hầu. Bà ngầm lấy thuốc độc bôi sẵn trong tay, sờ vào chỗ lở loét của vua khiến ông bệnh thêm nặng. Sau khi vua mất, Hiến Tông lên ngôi, bà được tôn làm Thái hậu và sống trong điện Trường Lạc.

Sau khi Hiến Tông mất, Túc Tông thừa kế ngai vàng, bà Trường Lạc lại được tôn làm Thái hoàng Thái hậu. Chẳng bao lâu sau, vua Túc Tông qua đời, Uy Mục kế vị. Mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện khi Thái hoàng Thái hậu không vừa ý với chuyện này. Bà cho rằng Uy Mục chỉ là con của tì thiếp, không xứng nối ngôi, bà đòi lập Lã Côi Vương. Nội thần Nhữ Vi vờ theo lệnh, lừa bà đi đón Lã Côi Vương nhưng thực chất lại lập Uy Mục làm vua. Chuyện này khiến Thái hậu vô cùng phiền não.

thai-hau-truong-lac-2-1689993313.jpg
Vua Lê Thánh Tông và bà Nguyễn Thị Hằng.
 

Uy Mục sau khi lên ngôi đã sai người hầu ngầm giết hại Thái hậu ở chính tẩm của bà. Đó là ngày 22/3/1505 (năm Đoan Khánh thứ nhất). Trường Lạc Thái hoàng Thái hậu ra đi ở tuổi 65. Những biến cố nối tiếp nhau, để rồi cái kết lại không mấy tốt đẹp với người được cho là con gái duy nhất còn sống sót của Nguyễn Trãi.

 

Tiết lộ về 4 người con còn sống của Nguyễn Trãi, vén màn bí mật sau đại án tru di tam tộc bi thảm

Vì án oan Lệ Chi Viên mà gia tộc của Nguyễn Trãi bị tận diệt, vua ban lệnh tru di tam tộc. Thế nhưng, một số người vẫn may mắn sống sót, duy trì nòi giống đến tận bây giờ.