Khám phá mới

Tiết lộ về 4 người con còn sống của Nguyễn Trãi, vén màn bí mật sau đại án tru di tam tộc bi thảm

Năm Nhâm Tuất 1442, vụ án Lệ Chi Viên xảy ra gây chấn động nước ta. Việc vua Lê Thái Tông đột ngột qua đời sau chuyến thăm Nguyễn Trãi đã để lại rất nhiều tranh cãi. Gia tộc đại thần họ Nguyễn sau đó bị khép tội đầu độc giết vua và nhận án tru di tam tộc.

Chỉ 12 ngày sau khi bị kết án, Nguyễn Trãi cùng gia tộc bị đưa lên pháp trường Thăng Long hành hình. Mãi về sau, hậu thế đặt ra câu hỏi, một nhân vật tầm cỡ như Nguyễn Trãi lại không thể nhờ vả cứu giúp một hậu duệ nào sống sót ư? Thực tế là có, không chỉ một mà rất nhiều con cháu của Nguyễn Trãi đã được cứu.

nguyen-trai-2-1689926743.jpg
Ảnh minh họa
 

Thời điểm án Lệ Chi Viên xảy ra, thân sinh của Nguyễn Trãi là ông Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái đã qua đời nên không liên quan. Nhưng những người em cùng cha khác mẹ với vị đại thần đều bị ghi “vô khảo” nên nhiều khả năng đã bị chém theo.

Nguyễn Trãi có 3 người em thoát nạn là Nguyễn Phi Hùng (cùng bố mẹ, theo ông Nguyễn Phi Khanh sang Trung Quốc từ năm 1407), Nguyễn Nhữ Trạch và Nguyễn Nhữ Soạn (cùng bố khác mẹ, trốn thoát được về Thanh Hóa). Sau khi trốn được, Nhữ Trạch sống tại làng Bòng, xã Vĩnh Tân, Vĩnh Lộc, hình thành ở đây 2 chi họ Nguyễn.

nguyen-trai-1-1689926743.jpg
Ảnh minh họa
 

Gia phả họ Nguyễn ở Chi Ngãi (Chí Linh), Phương Quất (Kinh Môn), Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, Nguyễn Trãi có đến 5 bà vợ. Vợ cả của ông là Trần Thị Thành, vợ hai họ Phùng (quê Thanh Trì, Hà Nội), vợ ba là Nguyễn Thị Lộ (quê Thái Bình), vợ tư là Phạm Thị Mẫn (quê Phú Xuyên, Hà Nội) và bà năm là Lê Thị phu nhân (quê Chí Linh).

Vợ cả của Nguyễn Trãi thọ 62 tuổi, giỗ ngày 16/8 âm lịch (trùng ngày thảm án năm 1442) nên nhiều khả năng đã bị hành quyết. Vợ hai không thấy nhắc đến. Vợ ba Nguyễn Thị Lộ bị hành quyết cùng lúc với Nguyễn Trãi. Vợ tư Phạm Thi Mẫn và vợ năm Lê Thị phu nhân đã may mắn thoát nạn.

nguyen-trai-3-1689926744.jpg
Ảnh minh họa
 

Nguyễn Trãi có 7 người con trai và 1 con gái. Con của bà cả có Nguyễn Phù, Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng. Con của bà hai có Nguyễn Thị Trà, Nguyễn Bản, Nguyễn Tích. Con của bà tư có Nguyễn Anh Vũ và con của bà năm có Nguyễn Năng Đoán. Riêng bà Nguyễn Thị Lộ không có con.

Trong số những người con của Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng, Nguyễn Bản, Nguyễn Tích đều không có ghi chép để lại. 4 người này rất có thể đã bị hành quyết.

Theo Phó Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc – Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Trãi có 3 con trai và 1 con gái thoát nạn. Những người đó là: Nguyễn Phù (trốn về Phù Đàm, nay là Từ Sơn, Bắc Ninh), Nguyễn Anh Vũ (khi án oan xảy ra mới được 3 tháng trong bụng bà Mẫn, được Lê Đạt – học trò Nguyễn Trãi cứu giúp 2 mẹ con) và Nguyễn Thị Đào.

nguyen-trai-4-1689926744.jpg
Khu mộ ông Nguyễn Năng Đoán với người vợ thứ năm tại làng Phương Quất, Lạc Long (Kinh Môn) ngày nay
 

Trường hợp của Nguyễn Anh Vũ gây chú ý nhất. Người con này của Nguyễn Trãi sau khi chào đời đã đổi sang họ mẹ là Phạm anh Vũ, để tránh bị truy sát. Đến năm 1464, vua Lê Thánh Tông ban chiếu minh oan cho Nguyễn Trãi, chính Anh Vũ là đại diện duy nhất của gia tộc đã ra nhận chiếu chỉ. Sau này con trai Nguyễn Trãi lấy 2 vợ, sinh được 7 người con và cho các con đi tứ xứ để phục hồi lại dòng họ.

Về phần người con gái duy nhất của Nguyễn Trãi – Nguyễn Thị Đào, bà bị câm từ bé. Khi án oan xảy ra, Nguyễn Thị Đào còn nhỏ nên thoát được cảnh bị sung làm thiếp, nô tỳ. Bà được một hoạn quan lén mang về nuôi. Dân gian đồn rằng bà hoàng Trường Lạc chính là con gái của Nguyễn Trãi.

Người thiếp cuối cùng của Nguyễn Trãi là Lê Thị phu nhân sau biến cố đã chạy trốn về Phương Quất (Kinh Môn). Tại đây bà sinh Nguyễn Năng Đoán. Hai mẹ con đã phát triển nhiều chi họ Nguyễn ở mảnh đất Đông Triều, Quảng Ninh này.

 

Những sinh vật bí ẩn nhất lịch sử Việt Nam, hậu duệ của loài thứ 2 đến nay vẫn còn còn sống

Tất cả những sinh vật dưới đây đều rất nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Có loài được cho là vẫn tồn tại đến ngày nay, hoặc chí ít cũng là hậu duệ của nó.