Đời sống

Vén màn bí ẩn người Việt Nam 'lấy đầu' mãnh tướng số 1 lịch sử Trung Quốc, hiển hách nhưng ít ai biết đến

Vén màn bí ẩn người Việt Nam 'lấy đầu' mãnh tướng số 1 lịch sử Trung Quốc, hiển hách nhưng ít ai biết đến

Sự kiện Liễu Thăng của nhà Minh bị “mất đầu” ở đất Việt rất nổi tiếng trong lịch sử. Nhưng ai là người đã chém đầu Liễu Thăng?

Năm 1426, sau thất bại ở trận Tốt Động – Chúc Động, Vương Thông của nhà Minh đã giả vờ xin giảng hòa, muốn chờ viện binh sang. Năm 1427, quân viện binh từ Trung Quốc chia làm 2 đạo tiến sang. Trong đó có đạo quân do Liễu Thăng chỉ huy (khoảng 100 nghìn người) từ Quảng Tây qua Lạng Sơn vào Đông Quan. Đạo quân thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy (khoảng 50 nghìn người), đi từ Vân Nam, định qua Lào Cai tiến về Đông Quan.

Tiên đoán trước chuyện này, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã sớm có sắp đặt riêng. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư có chép: “Ngày 8/10, đạo quân Liễu Thăng (Liu Sheng) vượt biên giới vào Lạng Sơn; nghĩa quân Lam Sơn vừa đánh vừa rút, nhử đối phương vào trận địa mai phục ở Chi Lăng”.

nguoi-chem-dau-lieu-thang-1

Nguyễn Trãi cho thi hành kế sách dụ Liễu Thăng ở Ải Chi Lăng, vờ thua rồi để mãnh tướng nhà Minh “chui đầu vào sọt”. Người được giao nhiệm vụ đó là tướng Trần Lựu. Ông vốn là một vị tướng có tính cẩn thận, trấn giữ ải Nam Quan (Phá Lũy).

Trần Lựu theo lời Nguyễn Trãi đã bỏ ải rút quân dần theo đà tiến công của địch. Liễu Thăng thấy vậy thì càng thêm kiêu căng, quyết dẫn 100 nghìn quân vượt cầu. Nào ngờ vì số lượng quá đông mà cầu bị sập, người và ngựa thiệt hại vô kể.

Khi vào đến Ải Chi Lăng, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã bày binh bố trận từ trước. Bấy giờ, quân phục binh của Lê Sát và Trần Lựu quay lại, thanh toán toàn bộ đoàn quân của Liễu Thăng. Danh tướng hàng đầu nhà Minh không còn hình người, bị chém đầu. Nhưng ai là người đã ra tay?

nguoi-chem-dau-lieu-thang-2

Ở xã An Trạch, huyện Trực Định tổng Thụy Lũng (xã An Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình ngày nay) có ghi chép và đền thờ những người đã chém đầu Liễu Thăng năm đó. Không phải một mà có đến ba công thần cùng ra tay.

Trong Thần tích lưu giữ có chép, vùng này có 3 người con trai là con của Lan Nương (con gái phú ông) và Bảo Công (quan lớn dưới trướng Lê Lợi). 3 người con trai đều tài giỏi hơn người, được phong tước vị cao.

Người thứ nhất là Thanh, mỹ tự là Thanh Kiền sau được vua phong làm Hiệp thống Thanh Kiền đại thần quan. Người thứ hai huý là Bạch, mỹ tự là Bạch Thuộc, sau được phong là Bạch Thuộc Chánh lãnh tiền phong đại tướng quân. Người thứ ba huý là Tống, sau được phong là Thống Thánh đốc lĩnh.

nguoi-chem-dau-lieu-thang-3

Năm đó, ba ông ra trận đánh giặc, gặp được tướng Liễu Thăng ở đất Tiên Hoa, huyện Đông An, phủ Khoái Châu. Mặc cho địch bao vây, họ vẫn xông lên chém đầu phó tướng quân Minh là Nguyễn Đình Khoan, treo đầu ngay dưới trướng. Thừa thắng xông lên, sau đó ba ông đuổi đến Lạng Sơn thì chém được đầu Liễu Thăng, trở về trong uy nghiêm chấn động.

Lê Thái Tổ hay tin đã sắc phong cho cả ba ông. Ông Thanh Kiền làm Đại nguyên soái đại tướng quân. Thăng cho trấn giữ đạo Tuyên Quang, Hưng Hoá. Phong cho ông Bạch Thuộc làm quan đại thần trấn thủ đất Sơn Nam. Gia phong cho ông Tống Khánh làm quan đại thần kinh lược đạo Kinh Bắc.

Về sau, ba ông còn được vua ban lộc, ngụ lộc ở An Trạch, Chân Định. Sau khi mất, họ được người dân xây miếu, đền thờ phụng. Họ cùng mất vào giờ ngọ ngày 12 tháng chạp năm Tân Hợi. Ba vị anh hùng qua đời được vua phong là "thượng đẳng phúc thần" kèm theo những quy định cụ thể trong việc tổ chức tế lễ những dịp trong năm... Nhân dân vùng Kiến Thụy thường gọi họ là "tam vị anh hùng".