Hé lộ nơi duy nhất ở Trung Quốc nói tiếng Việt, theo văn hóa Việt, bất ngờ về nguồn gốc tổ tiên
Tại khu vực Tam Đảo, xã Giang Bình, thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, có nhóm người dân tộc Kinh sinh sống đã lâu. Nơi này chỉ cách cửa khẩu Móng Cái, Việt Nam chừng hơn 25km mà thôi. Được biết, nhóm người dân tộc Kinh đã đến đây từ hơn 500 năm trước.
Một bà lão ngoài 80 tuổi ở Tam Đảo tiết lộ với phóng viên người Việt Nam rằng tổ tiên của họ nguồn gốc từ Đồ Sơn, Hải Phòng. Sau một lần ra biển đánh cá, họ lạc đến đây rồi quyết định ở đây sinh sống, lập nghiệp. Có hơn 20 nghìn người gốc Việt hiện sống tại mảnh đất này.
Dù không biết gì nhiều về quê cha đất tổ, nhưng những người Kinh ở đây vẫn gìn giữ những nét đẹp văn hóa dân tộc. Họ dùng tiếng Việt để giao tiếp, thích mặc áo dài, thích ăn nước mắm hay những món đậm chất Việt Nam khác như cà phê, tương ớt… Đáng chú ý, đến nay người Kinh ở Trung Quốc vẫn duy trì hát quan họ, hát ru. Họ còn biết chơi những loại nhạc cụ Việt Nam như đàn bầu.
Không gian làng người Kinh chẳng khác gì vùng quê đồng bằng Bắc Bộ. Vẫn là ngôi đình, giếng nước, lũy tre, ruộng lúa, hoa màu… Rồi cũng là những người phụ nữ đội nón lá, cuốc đất trò chuyện với nhau bằng tiếng Việt.
Ông Lý Hiển – người quản lý Bảo tàng Dân tộc Kinh do tỉnh Quảng Tây quản lý chia sẻ, trước đây người dân ở đây được gọi là người An Nam. Nhưng hiện tại họ được gọi là người Kinh, công nhận là một trong những dân tộc thiểu số ít người nhất tại Trung Quốc.
Chuyện kể rằng xưa kia có 12 dòng họ tổ gốc Việt di cư theo đường biển đến 3 hòn đảo là Vạn Vĩ, Sơn Tâm, Vu Đầu. Về sau 3 hòn đảo này thành Tam Đảo ngày nay của Trung Quốc.
Người Kinh ở đây được cho phép đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy. Hàng năm họ lại mời những bậc cao niên ở Móng Cái, Quảng Ninh đến hướng dẫn tổ chức lễ hội, cúng đình.
Bí ẩn về dòng họ kỳ lạ nhất Việt Nam thường chết trẻ, có ngoại hình dị vì căn bệnh hiếm gặp
Không chỉ có ngoại hình kỳ lạ, dòng họ này còn mang trong mình hội chứng hiếm gặp trên thế giới, vì thế mà không mấy ai sống thọ.