Đời sống

Người đàn ông phải cắt bỏ cả bàn chân chỉ vì thói quen sai lầm khi đi giày, nhiều người Việt Nam mắc phải

Người đàn ông phải cắt bỏ cả bàn chân chỉ vì thói quen sai lầm khi đi giày, nhiều người Việt Nam mắc phải

Đừng nghĩ giày dép cứ đi vừa chân là được. Nhiều trường hợp, chỉ cần sai một chi tiết nhỏ cũng đủ khiến bạn phải nhận hậu quả lớn.

Cách đây không lâu, một người đàn ông ở Trung Quốc đến bệnh viện khám trong tình trạng các ngón chân phải bị sưng tấy, đen, hơi gãy. Được biết, người này là ông Chu (42 tuổi), cách đây không lâu có đi một đôi giày mới.

Khi đi đôi giày vào chân, cảm giác mũi chân hơi chật nhưng ông Chu vẫn có thể chịu đựng được. Vì thích đôi giày mà ngày nào ông cũng đi nó đi dạo công việc. Không được bao lâu thì xảy ra tình trạng như trên.

Mới đầu ông Chu cho rằng đây chỉ là vì đôi giày mới, vài hôm sẽ khỏi. Nhưng càng ngàng chân càng đau, vết thương bắt đầu loét, chảy mủ, đau đến không đi lại nổi. Lúc này ông Chu mới vội vã đến bệnh viện kiểm tra.

ban-chan-dai-thao-duong-1

Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán người đàn ông này bị chấn thương ngón chân, nhiễm trùng do bệnh tiểu đường gây ra. Dựa vào bệnh sử, được biết ông Chu bị bệnh tiểu đường và cao huyết áp nhiều năm. Dù vậy ông vẫn rất chủ quan, không kiểm soát lượng đường, lại thường xuyên hút thuốc, uống rượu, không có chế độ ăn hợp lý, thường đi ăn vặt buổi đêm.

Trước tình trạng của ông Chu, các bác sĩ buộc phải phẫu thuật cắt bỏ mô, điều trị chống viêm và các phương pháp khác để “cứu” ngón chân người đàn ông này. Không may là vì tình hình đã quá nghiêm trọng nên nhiều khả năng ông Chu vẫn sẽ phải “mất ngón chân” mà thôi.

ban-chan-dai-thao-duong-3

Tình trạng ông Chu gặp phải được gọi là bàn chân đái tháo đường. Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh tiểu đường. Người gặp biến chứng này sẽ bị nhiễm trùng chi dưới, có các vết loét hoặc/và phá hủy mô sâu. Người bệnh tiểu đường vốn đã có đề kháng kém, một khi bàn chân hay bắp chân bị gãy, vết thương sẽ khó lành hơn. Khi bị thương, nếu không được chữa trị kịp thời, cơ thể sẽ nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí phải cắt cụt chi, nguy hiểm đến tính mạng.

Điều đáng chú ý, theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế, cứ 6 bệnh nhân tiểu đường sẽ có 1 người mắc bàn chân đái tháo đường. Nguyên nhân gây ra biến chứng bàn chân đái tháo đường gồm: nhiễm trùng bên ngoài, chấn thương thực thể (các vết thương thực thể thường gặp bao gồm trầy xước, bỏng, tê cóng, bầm tím...), tăng đường huyết lâu dài, các yếu tố chuyển hóa (rối loạn chuyển hóa lipid), tổn thương mạch máu và da ở bàn chân.

Trường hợp ông Chu kể trên bị tăng đường huyết lâu dài sau những tổn thương về thể chất, dẫn đến nhiễm trùng mô mềm và hình thành bàn chân đái tháo đường.

ban-chan-dai-thao-duong-2

Triệu chứng bàn chân đái tháo đường là: Bắt đầu bằng đau cách hồi (đau sau khi đi bộ, cảm thấy cần nghỉ ngơi, nhưng cơn đau lại bắt đầu trở lại khi đi bộ). Tiếp đến, mạch của động mạch mu bàn chân yếu đi, hoặc biến mất, bàn chân nhợt nhạt, ngón chân lạnh, nhiệt độ da thấp. Lúc này tuần hoàn máu ở bàn chân đã kém đi, lượng oxy cung cấp cho các mô tại chỗ giảm, thiếu máu cục bộ.

Người bị bệnh tiểu đường khi đi dép cần lưu ý:

Tránh đi dép xăng đan.

Chọn tất chân phù hợp.

Giữ bàn chân sạch sẽ và khô ráo.

Khử trùng giày để phòng bị nấm bàn chân.