Đời sống

AstraZeneca thừa nhận vắc xin Covid-19 có thể gây cục máu đông, người tiêm vắc xin này có cần làm xét nghiệm?

 

AstraZeneca mới đây thừa nhận vắc xin Covid-19 của mình có thể gây cục máu đông kèm hội chứng giảm tiểu cầu (TTS). Thông tin này khiến nhiều người cảm thấy hoang mang.

Vừa qua, AstraZeneca thừa nhận vắc xin Covid-10 có thể gây cục máu đông. Thông tin này lập tức khiến dư luận xôn xao. Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều thông tin bên lề, trong đó đáng chú ý là tin quảng cáo khuyến nghị người từng tiêm vắc xin Covid-19 của AstraZeneca nên đi xét nghiệm D-Dimer để tìm cục máu đông. Liệu đây có phải xét nghiệm cần thiết?

astrazeneca-1

Chia sẻ với Sức Khỏe Đời Sống, Ths. BS. Nguyễn Thu Huyền, Khoa Nội tim mạch Bệnh viện 198 cho rằng, xét nghiệm D-dimer là xét nghiệm sinh hóa được dùng để xác định yếu tố nguy cơ gây cục máu đông. Theo bác sĩ diễn giải, kết quả này chỉ nói lên bạn có nguy cơ cao có cục máu đông, không đồng nghĩa với việc chẩn đoán chính xác 100%. Xét nghiệm này cũng không có khả năng chỉ ra vị trí của cục máu đông. Ngoài ra, những trường hợp có yếu tố nhiễm trùng, ung thư hay các bệnh về gan… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến nồng độ D-dimer trong máu tăng cao.

Trong khi đó, này PGS.TS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng mở rộng miền Bắc, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương cho rằng người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tạo ra sự hoang mang không cần thiết.

astrazeneca-2

Khi loại vaccine này được triển khai tiêm chủng ở châu Âu cũng đã xuất hiện một số trường hợp xuất hiện cục máu đông ở người sau khi tiêm. Tuy nhiên quá trình kiểm tra cho thấy tỷ lệ này rất thấp và gần như không có ý nghĩa thống kê so với tỉ lệ mắc trước khi tiêm vaccine Covid-19.

Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng người gặp hiện tượng huyết khối sau khi tiêm vaccine AstraZeneca Covid-19 cách đây 2 – 3 năm. Vì vậy, người dân không cần quá lo lắng đến tác dụng phụ và cũng không cần tự ý làm các xét nghiệm đông máu.

astrazeneca-3

Theo số liệu từ TS.Phạm Đức Hùng hiện làm việc tại Bệnh viện Nhi Cincinnati, Hoa Kỳ cung cấp: Chỉ có gần 25 trên tổng số gần 25 triệu người tiêm vaccine bị đông máu, với tỉ lệ tương ứng là 1/ 1 triệu.

Triệu chứng đông máu thường xuất hiện 5 - 24 ngày sau khi tiêm mũi đầu tiên, đa số người dân tiêm từ năm 2021 bây giờ đi xét nghiệm không còn ý nghĩa. Bản thân bệnh Covid-19 cũng làm tăng nguy cơ đông máu, nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Các cơ quan như Hội Y học châu Âu vẫn khuyến cáo tiêm vaccine AstraZeneca dựa trên lợi ích hơn là bất lợi/tác dụng phụ.

astrazeneca-4

Tại Việt Nam, việc triển khai tiêm vaccine COVID-19 diễn ra rất thận trọng  với nhiều quy trình đánh giá sự an toàn. Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng chặt chẽ, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.