Khám phá mới

Biến cố kinh hoàng khiến gấu trúc chỉ còn ở Trung Quốc, giật mình hình ảnh của chúng thời cổ đại

Biến cố kinh hoàng khiến gấu trúc chỉ còn ở Trung Quốc, giật mình hình ảnh của chúng thời cổ đại

Gấu trúc là loại động vật có hình dáng, tính cách đáng yêu. Chúng được xem như “quốc bảo” của Trung Quốc và được chăm sóc rất tỉ mỉ. Loài vật này còn có tên gọi khác là gấu trúc khổng lồ (Ailuropoda melanoleuca: nghĩa là con vật chân mèo màu đen pha trắng). Tuy thuộc bộ Carnivora (bộ ăn thịt) nhưng kỳ lạ là gấu trúc lại chỉ ăn tre, trúc. Đó cũng là lý do loài thực vật này gắn liền với tên gọi của chúng.

gau-truc-1-1683085616.jpg
 

Thời cổ đại, gấu trúc là một loài thú hiếm và rất kỳ lạ. Không đáng yêu như hiện tại, chúng được mệnh danh là quái thú và mô tả rất đáng sợ. Gấu trúc khi đó chuyên ăn thịt, thích nhất là báo và bọ cạp. Cuốn “Lịch sử của Tư Mã Thiên: Năm hoàng đế Ban Ji” có viết, gấu trúc được dùng trong những cuộc chiến tranh nhờ sự dữ tợn của mình.

Người ta tìm thấy gấu trúc tại những dãy núi thuộc Tứ Xuyên và Thiểm Tây, Trung Quốc. Nhưng thực tế, Trung Quốc không phải nơi duy nhất gấu trúc từng xuất hiện. Trước đây, gấu trúc từng có mặt ở khắp châu Á, thậm chí là cả châu Âu. Một số bằng chứng về sự tồn tại của chúng đã được các nhà khoa học phát hiện tại Hungary, Tây Ban Nha, Bulgaria.

gau-truc-5-1683085616.jpg
 

Cuối thập niên 1970, một công nhân mỏ than tại Tây Bắc Bulgaria tình cờ thấy 2 chiếc răng đã hóa thạch nên mang đến bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia. Sau khi thẩm định, các chuyên gia không hiểu vì sao đã bỏ quên nó. Về sau, nhà cổ sinh vật học Nikolai Spassov quyết định đưa những chiếc răng trên đi kiểm định và phát hiện nó thuộc về một loài vật đã mất từ ít nhất 5-7 triệu năm trước, thuộc kỷ địa chất Messinian.

gau-truc-2-1683085616.jpg
 

Nikolai Spassov nghi ngờ loài vật này chính là gấu nên đem nó so với hóa thạch của gấu nâu xuất hiện tại Tây Bắc Bulgaria. Kết quả 2 mẫu vật không trùng khớp. Một hôm ông tình cờ thấy mẫu răng của gấu trúc khổng lồ Trung Quốc và thấy nó có nét hao hao những chiếc răng mà công nhân mỏ năm xưa tìm thấy. Nikolai Spassov liền so sánh chúng rồi giật mình vì giống nhau đến kỳ lạ. Cuối cùng, từ những hóa thạch tìm thấy được, cấu trúc xương của gấu trúc châu Âu đã được các nhà khảo cổ mô phỏng lại. Hình ảnh hoàn chỉnh của chúng cũng được tạo ra. Dĩ nhiên là thời cổ đại gấu trúc không đáng yêu như hiện tại, trông khá dữ tợn, hung hãn. Ngoại trừ ngoại hình to lớn, thoạt nhìn chúng khá giống loài chồn.

gau-truc-3-1683085616.jpg
 
gau-truc-4-1683085616.jpg
 
gau-truc-6-1683085616.jpg
 

Lý do khiến gấu trúc tuyệt chủng ở châu Âu được cho là vì một biến cố khí hậu, được gọi là Cuộc khủng hoảng độ mặn Messinian xảy ra vào cuối kỷ Miocen. Nước biển khi đó rút đi đến 70 mét, hồ nước ngọt cũng cạn kiệt vì bị bốc hơi. Hàng loạt loài thực vật, động vật bị tuyệt chủng sau đó, trong đó có gấu trúc châu Âu. May mắn là loại gấu trúc ở Trung Quốc vẫn tồn tại cho đến ngày nay.

 

Bí ẩn loài vật mỗi lần ân ái lại khiến cả Trái đất rung chuyển, cách làm ‘chuyện ấy’ mới quái dị

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mỗi lần loài vật này làm chuyện ấy là một lần khiến địa hình xung quanh bị ảnh hưởng.