Khám phá mới

Bí ẩn loài vật mỗi lần ân ái lại khiến cả Trái đất rung chuyển, cách làm ‘chuyện ấy’ mới quái dị

Các nhà khoa học Đại học Idaho và Indiana đã có một cuộc nghiên cứu kéo dài nhiều thập kỷ. Nó chỉ ra rằng cá hồi là loài có thể gây ảnh hưởng đến địa hình một vùng rộng lớn mỗi lần chúng ân ái. Cứ đến mùa sinh sản, cá hồi lại ngược sông để đẻ. Chúng được sinh ra ở khu vực nước ngọt, sau đó di cư ra biển, rồi lại trở về vùng nước ngọt để sinh sản.

ca-hoi-1-1683024423.jpg
 

Dù có nhiều con cá hồi chọn sống cả đời ở nước ngọt, nhưng hầu hết trong số chúng đều tuân theo mô hình di cư bơi ngược dòng sông để sinh sản. Một điều đặc biệt là sau khi đẻ trứng, tất cả cá hồi Thái Bình Dương và Đại Tây Dương đều ch.ết. Chu kỳ sống của cá hồi sẽ lại bắt đầu một lần nữa.

Mỗi lần cá hồi di cư để đẻ trứng được xem là sự kiện lớn với gấu xám Bắc Mỹ, đại bàng đầu hói, sói xám. Bởi lẽ chúng sẽ canh chừng để kiếm ăn, cá hồi là món khoái khẩu của những loài này.

ca-hoi-2-1683024423.jpg
 

Các nhà nghiên cứu còn cho biết cá hồi làm “chuyện ấy” rất khác lạ, không giống như những loài khác. Con đực sẽ phóng ti.nh tr.ùng vào nước, con cái thì đẻ trứng, sau đó cả hai gặp nhau và bắt đầu th.ụ ti.nh. Cá hồi cái cọ xát mình vào ven bờ tạo tổ, đẻ trứng vào đó. Cách làm kỳ quặc này của chúng là nguyên nhân khiến địa hình Trái đất bị ảnh hưởng, có thể thay đổi.

ca-hoi-5-1683024423.jpg
 

Trong quá trình tạo tổ, cá hồi đã vô tình hạ thấp độ dốc của dòng nước, khiến 2 bên bờ dễ xói mòn hơn. Tốc độ xói mòn càng nhanh, hạt cát và đất đá càng dễ bị đẩy xuống hạ lưu. Từ đó mà khiến địa hình của khu vực xung quanh bị thay đổi.

“Cá hồi không chỉ khiến các lớp trầm tích dịch chuyển. Chúng thay đổi đặc tính của lòng suối, nên khi nước chảy, lượng đất, cát và sỏi cuốn theo sẽ ngày càng nhiều hơn”, Alex Fremier, chủ nhiệm nghiên cứu chia sẻ.

ca-hoi-4-1683024423.jpg
 

Giới khoa học thử lập mô hình tác động của việc trầm tích di chuyển lên các lớp đất đá, từ đó hình thành được cảnh quan của cả khu vực trong hàng triệu năm. Một trong những nguyên nhân khiến địa hình bị ảnh hưởng chính là những đợt di cư của cá hồi.

ca-hoi-3-1683024423.jpg
 

Các loài cá hồi khác nhau sẽ gây tác động khác nhau lên địa hình, môi trường. Cá hồi Chinook (loài lớn nhất Thái Bình Dương) có thể khiến quá trình xói mòn diễn ra nhanh hơn trong cùng một thời gian so với những loài cá nhỏ khác. Lý do bởi lượng trầm tích chúng mang theo nhiều hơn. Nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh được rằng các loài vật đơn lẻ vẫn có thể tác động mạnh đến địa hình, cảnh quan và môi trường. Sự có mặt của mỗi loài vật đều có vai trò quan trọng với tự nhiên.

 

Bất ngờ động vật mạnh nhất hành tinh: Nhỏ xíu chỉ ngang hạt muối, hổ hay voi vẫn còn phải 'hít khói'

Gấu, voi hay hổ là những loài động vật nổi tiếng bởi sự dũng mãnh. Nhiều người vẫn nghĩ chúng chắc hẳn phải là động vật mạnh nhất thế giới. Thế nhưng, sự thật lại gây bất ngờ khi dẫn đầu danh sách này là một loài côn trùng bé nhỏ.