Khám phá mới

Bí ẩn con số 18 đời Vua Hùng và điều siêu nhiên chưa có lời giải về tuổi thọ của các ngài

Bí ẩn con số 18 đời Vua Hùng và điều siêu nhiên chưa có lời giải về tuổi thọ của các ngài

Sách vở ghi chép lại cho biết, triều Hùng – vương triều đầu tiên của người Việt ta tồn tại từ khoảng thiên niên kỷ thứ 3 TCN đến khoảng thế kỷ thứ 3 TCN. Hầu hết những thông tin về triều đại này đều đến từ truyền thuyết, văn bản ghi chép sự tích trong dân gian. Trong đó, cuốn Ngọc phả Hùng Vương do Hàn lâm trực học sĩ Nguyễn Cố phụng soạn vào năm Hồng Đức nguyên niên (1470, thời vua Lê Thánh Tông) ghi lại nhiều thông tin nhất.

Ngọc phả Hùng Vương có 21 tờ, 42 trang chữ Hán, tổng cộng là gần 10 nghìn chữ. Trong đó nêu rõ vương hiệu, công tích từng đời Vua Hùng và ghi chép đầy đủ tuổi thọ, số năm trị vì của mỗi vị.

vua-hung-2-1682477584.jpg
 

Đời đầu tiên là Kinh Dương Vương, ở ngôi 215 năm, thọ 260 tuổi. Con trai ngài là Lạc Long Quân, ở ngôi 400 năm, thọ 420 tuổi. Thứ ba là đời Hùng Quốc Vương, trị vì 221 năm, thọ 260 tuổi. Tiếp đến là Hùng Việp Vương, trị vì 300 năm, không ghi rõ tuổi (một số phân tích cho rằng ngài còn thọ lâu hơn cả ông Bành Tổ của Trung Quốc).

Người có tuổi thọ khiêm tốn nhất trong các đời Vua Hùng là Hùng Huy Vương (đời thứ 6). Ngài thọ 100 tuổi, ở ngôi 87 năm. Con trai ngài là Lang Liêu, lên ngôi lấy hiệu Hùng Chiêu Vương, cai trị trong 200 năm.

Những Vua Hùng còn lại không ghi rõ tuổi thọ, song thời gian trị vì đều trên dưới 100 năm.

vua-hung-3-1682477584.jpg
 

Đời thứ 8: Hùng Vĩ Vương, ở ngôi được 100 năm.

Đời thứ 9: Hùng Định Vương ở ngôi 80 năm.

Đời thứ 10: Hùng Uy Vương ở ngôi 90 năm.

Đời thứ 11: Hùng Trinh Vương ở ngôi 170 năm.

Đời thứ 12: Hùng Vũ Vương ở ngôi 96 năm.

Đời thứ 13: Hùng Việt Vương ở ngôi 105 năm.

Đời thứ 14: Hùng Anh Vương ở ngôi 99 năm.

Đời thứ 15: Hùng Triều Vương ở ngôi 94 năm.

Đời thứ 16: Hùng Tạo Vương ở ngôi 92 năm.

Đời thứ 17: Hùng Nghị Vương ở ngôi 160 năm.

Đời thứ 18: Hùng Tuyền Vương ở ngôi 115 năm.

Tuy nhiên, tuổi thọ trung bình của người Việt cổ vốn rất thấp. Nghiên cứu cho thấy những vua chúa Việt Nam đời sau (tính trên 90 vị có số liệu về tuổi thọ) trung bình tuổi thọ chỉ là 44,2 năm. Số người sống được qua tuổi 60 chỉ có 12%.

Chính nhà sử gia Ngô Thì Sĩ cũng phải đặt câu hỏi về tuổi thọ, số năm trị vì của các đời Vua Hùng. Ông viết trong cuốn Việt Sử Tiêu Án: “Người ta không phải là vàng đá, sao lại sống lâu được như thế? Điều ấy càng không thể hiểu được”.

vua-hung-1-1682477584.jpg
 

Có một quan điểm đang được nhiều nhà sử học ủng hộ, lý giải cho tuổi thọ của các đời Vua Hùng là: 18 đời đó không phải 18 cá nhân mà là 18 chi (nhánh/ngành). Mỗi chi có nhiều vị vua thay phiên nhau trị vì, chỉ là dùng chung vương hiệu.

Đáng chú ý, con số 18 cũng không hề đơn giản. Nó chính là bội số của số 9 – con số thiêng theo quan niệm của người Việt. 18 đời Vua Hùng nghĩa là rất nhiều đời Vua Hùng thay phiên nhau trị vì đất nước.

Dẫu vậy, không nên đo đếm truyền thuyết bằng những số liệu chính xác. Chuyện những nhân vật truyền thuyết có tuổi thọ “khó tin” như vậy vốn cũng chẳng lạ lẫm gì. Ở Trung Quốc, Tam Hoàng của họ đều siêu trường thọ. Phục Hy trị vì 115 năm (có sách ghi 121 năm), Thần Nông là 140 năm, Hoàng Đế (Hiên Viên) làm vua 99 năm, thọ 113 tuổi. Tại Do Thái, thủ lĩnh bộ tộc, một trong các tổ phụ của họ là Abraham sống 175 năm. Thậm chí Adam còn thọ 930 năm, Noah (người đóng tàu vượt đại hồng thủy) là 950 năm…

Hầu hết các nhân vật cổ đại thường có số tuổi thọ siêu nhiên. Điều đó nhằm chứng minh họ là những nhân vật phi thường. Và các Vua Hùng của chúng ta cũng không phải trường hợp ngoại lệ.

 

Tranh cãi xoay quanh ‘ông nội’ của Vua Hùng và những truyền thuyết ít ai biết

“Ông nội” của Vua Hùng là ai? Tại sao dân gian lại giỗ Vua Hùng là Quốc giỗ mà không lấy ngày giỗ của ông nội ngài?