Thế giới

Tiết lộ sốc về số tiền thực sự Mỹ đã chi cho Ukraine, không như lời Tổng thống Trump nói

Tổng thống Donald Trump từng tiết lộ về số tiền Mỹ chi ra cho Ukraine. Nhưng điều này trở nên đáng nghi ngờ và khác xa số liệu thực tế.

Ông Trump nhiều lần khẳng định Mỹ đã chi hơn 300 tỷ USD cho Ukraine, trong khi châu Âu chỉ chi khoảng 100 tỷ USD. Phát biểu này cũng được ông lặp lại trong cuộc gặp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Nhà Trắng. Tuy nhiên, BBC Verify vừa qua cho biết, họ không tìm thấy cơ sở nào chứng minh con số này.

Theo dữ liệu của Viện Kiel, một tổ chức nghiên cứu tại Đức chuyên theo dõi viện trợ cho Ukraine, Mỹ đã chi 119,7 tỷ USD từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2024. Một số tính toán khác, với phạm vi rộng hơn, bao gồm cả chi phí huấn luyện quân sự và bổ sung kho dự trữ quốc phòng của Mỹ, đưa ra con số cao hơn – khoảng 182,8 tỷ USD. Dù vậy, cả hai con số này vẫn thấp hơn đáng kể so với mức 300 tỷ USD mà ông Trump đề cập.

khoan-vay-1
Viện Kiel tính toán rằng Mỹ đã chi 119,7 tỷ đô la (94,3 tỷ bảng Anh) cho viện trợ từ tháng 1/2022 đến tháng 12/2024. Nguồn BBC

Về phía châu Âu, số liệu từ Viện Kiel cho thấy các nước châu Âu đã chi tổng cộng 138,7 tỷ USD cho Ukraine trong cùng giai đoạn với Mỹ kể trên. Con số này bao gồm viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo, được cung cấp trực tiếp bởi Liên minh châu Âu (EU) cũng như các thỏa thuận song phương từ các nước châu Âu khác.

Tổng thư ký NATO Mark Rutte cũng từng đưa ra nhận định tương tự khi tính cả Canada vào viện trợ của phương Tây. Ông cho biết: “Vào năm 2024, các đồng minh NATO đã cung cấp hơn 50 tỷ euro viện trợ an ninh cho Ukraine – gần 60% trong số này đến từ châu Âu và Canada”.

Khi được yêu cầu cung cấp số liệt, NATO đã từ chối với lý do đó là thông tin mật.

khoan-vay-2
Nguồn BBC

Sự khác biệt trong phương thức viện trợ cũng tạo ra tranh cãi. Ông Macron lập luận rằng cả Mỹ và châu Âu đều hỗ trợ Ukraine thông qua sự kết hợp giữa tài trợ và cho vay. Theo dữ liệu từ Viện Kiel, EU đã cung cấp khoảng 145 tỷ USD viện trợ, trong đó 35% là các khoản vay, còn lại là trợ cấp. Trong khi đó, Mỹ chủ yếu hỗ trợ Ukraine bằng các khoản tài trợ trực tiếp.

Ukraine sẽ phải trả ít lãi hơn bình thường với các khoản vay của EU. Thậm chí một số trường hợp, họ còn không phải trả bất cứ khoản nào, với các khoản hoàn trả đến từ doanh thu từ tài sản bị đóng băng của Nga.

khoan-vay-3
Nguồn BBC

Vương quốc Anh cũng là một trong những nhà tài trợ lớn cho Ukraine. Khoản cho vay mới nhất trị giá 2,8 tỷ USD được ký kết trong chuyến thăm London của Tổng thống Zelensky vào ngày 1/3. Tuy nhiên, theo dữ liệu của Kiel, Mỹ và Đức vẫn là những quốc gia chi tiêu nhiều hơn.

khoan-vay-4
Nguồn BBC

Vấn đề quan trọng hiện nay là nếu Mỹ cắt giảm phần lớn viện trợ cho Ukraine, liệu các nước châu Âu có thể tăng cường đóng góp để bù đắp hay không?