Khám phá mới

Nhà máy thủy điện Hòa Bình suýt bị ‘ma cà rồng’ Tây Bắc nuốt chửng thế nào? Ám ảnh khoảnh khắc cận kề cửa tử

Nhà máy thủy điện Hòa Bình suýt bị ‘ma cà rồng’ Tây Bắc nuốt chửng thế nào? Ám ảnh khoảnh khắc cận kề cửa tử

Chỉ 2 năm sau khi bị chặn lại, con “ma cà rồng” khó trị của Tây Bắc Việt Nam đã “nổi dậy”. Tháng giêng năm 1985 quả thật là mốc thời gian mà đội ngũ kỹ sư, cán bộ ở nhà máy thủy điện Hòa Bình không bao giờ quên được.

Trong văn học, Nguyễn Tuân có phong cho một dòng sông ở vùng Tây Bắc Việt Nam biệt danh “con ngựa bất kham”. Nó đẹp, nhưng nó khó trị. Điều này hoàn toàn có căn cứ, bởi đến cả các nhà khoa học Pháp thời trước, những người được xem là thiên tài hàng đầu thế giới cũng phải rụt rè khi đứng trước dòng sông này. Họ gọi nó là “ma cà rồng” khi sở hữu tầng cuộn sỏi dày đến 70 mét dưới đáy sông, trong lòng đất còn có những tầng đứt gãy ngầm (hiện tượng kast). Chuyên gia Trung Quốc sang Việt Nam nghiên cứu, giúp đỡ cũng phải lắc đầu ngao ngán: “Dòng sông này quá khó trị”.

dap-thuy-dien-hoa-binh-2
Đập thủy điện Hòa Bình. Ảnh: Internet

Dòng sông được nhắc đến ở đây chính là sông Đà. Nó là con quái vật kinh khủng nhất của vùng Tây Bắc nước ta. Nó đẹp nhưng nguy hiểm, đáng sợ và có thể nuốt chửng mọi thứ khi cơn cuồng nộ nổi lên.

Còn nhớ năm 1971, hơn 2 tỷ mét khối nước đã đổ xuống huyện Chương Mỹ (Hà Tây cũ). Nguyên nhân vì nước ở sông Đà đưa ra sông Hồng quá lớn, gây vỡ đê. Để vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng không bị nhấn chìm, huyện Chương Mỹ đành phải hi sinh.

dap-thuy-dien-hoa-binh-5
Chuyên gia nước bạn và các cán bộ, kỹ sư trao đổi kinh nghiệm thi công đường hầm Thủy điện Hòa Bình. Ảnh tư liệu

Mãi đến sau khi hòa bình lập lại ở miền Bức, Ủy ban trị thủy sông Hồng được thành lập đã ngay lập tức bắt tay vào tìm cách trị sông Đà, xây thủy điện. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia, máy móc từ Liên Xô, đập thủy điện Hòa Bình đã ra đời. Nó là công trình vĩ đại nhất của Việt Nam lúc bấy giờ về mặt tiền của, công sức lẫn xương máu. Đập thủy điện Hòa Bình là minh chứng của việc con người chế ngự thiên nhiên, khuất phục cả những “con quái vật” tự nhiên khó trị nhất.

Giờ đây chúng ta có thể đến hồ Hòa Bình chơi, tham quan một cách bình yên, ngắm nhìn đập thủy điện đầy hùng vĩ. Thế nhưng có thể mọi người chưa biết, chỉ 2 năm sau khi ngăn sông lần đầu (Đợt 1 vào 12/1/1983 và đợt 2 vào 9/1/1986), đập thủy điện Hòa Bình từng bị sông Đà đe dọa “nuốt chửng” thế nào.

dap-thuy-dien-hoa-binh-9
rên công trường quy mô lớn nhất Đông Nam Á thời điểm đó, cao điểm có đến 4 vạn công nhân làm việc. Ảnh tư liệu

Tháng Giêng năm 1985, mưa lớn kéo dài khiến mực nước sông Đà dâng cao, đe dọa nhấn chìm hố móng. Khi đó chúng ta đối diện với việc công sức suốt 6 năm trời đổ sông đổ biển. Bên trong hố móng còn có rất nhiều trang bị, máy móc mà Liên Xô cung cấp cho thủy điện tương lai.

Trước tình thế cấp bách, ông Ngô Xuân Lộc, chuyên gia Việt Nam tốt nghiệp đại học tại Liên Xô, cùng trưởng nhóm chuyên gia Liên Xô Pavel Bogachenko đã đưa toàn bộ công nhân ở hố móng, đường hầm đi sơ tán. Tiếp theo, họ điều xe tải trút của công trình ra vùng đê quai để củng cố, nối dài đê quai ngăn nước.

dap-thuy-dien-hoa-binh-4
Ngày hội ngăn sông Đà đợt 1 tháng 1/1983. Ảnh tư liệu

Nước ngày một dâng lên, chỉ còn khoảng nửa mét là sẽ ngập cả đê quai. Toàn bộ đội ngũ cán bộ, công nhân xây dập thủy điện Hòa Bình khi đó đồng lòng chống lại sông Đà.

Dòng xe tải chở đá hộc liên tục ra vào, đứng ngay vị trí nguy hiểm, quyết chống chọi với dòng nước. Không lâu sau, chỉ còn khoảng 20cm là nước ngập đê quai, cuộc đấu trí ngày càng căng thẳng. Và rồi phép màu xuất hiện, mực nước bắt đầu giảm, hố móng “tai qua nạn khỏi”, đội ngũ cán bộ, công nhân xây đập Hòa Bình khi đó thành công ngoài mong đợi.

dap-thuy-dien-hoa-binh-7
 Chuyên gia Liên Xô nghiên cứu khảo sát công trình thủy điện. Ảnh tư liệu
dap-thuy-dien-hoa-binh-10
Trải qua 15 năm xây dựng, đến ngày 20/4/1994, nhà máy chính thức khánh thành và đi vào hoạt động. Ảnh tư liệu

Tháng Giêng năm 1986, đợt ngăn nhánh sông nhân tạo thứ 2 đã diễn ra, nước bắt đầu được đưa vào hồ chứa. Tháng 4/1994, tổ máy cuối cùng được đưa vào vận hành. Và cuối cùng, vào tháng 12/1994, thủy điện Hòa Bình chính thức được khánh thành.

dap-thuy-dien-hoa-binh-6
Đài tưởng niệm 168 người đã ngã xuống vì dòng điện của Tổ quốc - biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô. Ảnh: Báo Hòa Bình
dap-thuy-dien-hoa-binh-3
Thủy điện Hòa Bình điều tiết lũ đợt giữa tháng 6/2022. Ảnh Ngân Hà

Cho đến bây giờ, thủy điện Hòa Bình vẫn là niềm tự hào, con đập vĩ đại nhất của Việt Nam. Nó cũng là dự án hợp tác lớn nhất của nước ta và Liên Xô, công trình thủy lực lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.