Khám phá mới

Vị chúa hoang dâm nhất Việt Nam: 'Tòm tem' với cả mẹ kế, 20 năm sống dưới lòng đất vì lý do khó nói

Vị chúa hoang dâm nhất Việt Nam: 'Tòm tem' với cả mẹ kế, 20 năm sống dưới lòng đất vì lý do khó nói

Chẳng những chỉ biết ăn chơi sa đọa, vị chúa này còn được sử sách chép lại là người rất dâm loạn. Ông từng thông dâm với cả vợ lẽ của cha mình.

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, có một vị chúa nổi tiếng ăn chơi sa đọa, là người khi sống được người dân mệnh danh “ăn chơi nhất trần gian”. Nhân vật đó chính là Trịnh Giang (1711 – 1762). Trịnh Giang là con cả của chúa Trịnh Cương được lập làm thế tử từ năm 20 tuổi.

Năm 10 tuổi, trong một lần đi chơi, Trịnh Giang suýt bị sét đánh chết nên vô cùng sợ hãi. Từ đó ông mắc luôn chứng bệnh “kinh quý”, luôn hoảng sợ, tinh thần bất ổn. Hoạn quan Hoàng Công Phụ lúc bấy giờ đề xuất đào hầm làm cung Thưởng Trì dưới đất cho chúa ở. Trịnh Giang bắt đầu chỉ thích sống ở cung điện dưới đất này, ăn chơi sa đọa cả ngày, Hoàng Công Phụ thì có cơ hội hoành hành phía trên. Tình hình đất nước rối ren, nhiều cuộc khởi nghĩa xảy ra nhưng chúa cũng chẳng đoái hoài gì.

trinh-giang-1

Trịnh Giang ngày đó phô trương đến mức lên chầu hay du tuần phải có nhạc tấu inh ỏi. Khi chúa đi ngủ hay thức dậy thì phải bắn ba phát súng để báo hiệu. Bên cạnh đó, chúa còn thích xây cung điện, tăng thuế của dân hoặc mua quan bán tước để lấy chi phí ăn chơi.

“Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục” chép lại, với 600 quan tiền sẽ được thăng chức một bậc, 2.800 quan được bổ thụ tri phủ, 1.800 quan thì làm tri huyện.

trinh-giang-4

Đâu chỉ vậy, Trịnh Giang còn là kẻ dâm loạn vô độ. Một số tài liệu cho biết, Trịnh Giang thậm chí còn qua lại với cả vợ lẽ của cha mình là bà Kỳ viên phi họ Đặng. Sau khi phát hiện ra chuyện này, mẹ chúa là bà Vũ Thái phi đã ép người vợ lẽ đó phải tự kết liễu mình.

trinh-giang-2

Tình hình triều chính lúc đó gần như quyền lực về hết tay thái giám Hoàng Công Phụ. Người dân vô cùng căm phẫn, các quan đại thần thì liên tiếp bị giết hại. Không thể ngồi im, bà Vũ Thái phi đã cho mời Nguyễn Quý Cảnh đến, nhờ khuyên Trịnh Doanh (em trai Trịnh Giang) lên nắm quyền thay anh.

trinh-giang-3

Trịnh Doanh so về tài đức hơn hẳn Trịnh Giang. Ông vốn là người sáng suốt, văn võ song toàn, chỉ là bị Hoàng Công Phụ ngăn cản suốt nhiều năm nên không có tầm ảnh hưởng. Các bá quan văn võ khi này quay sang ủng hộ Trịnh Doanh lên nắm quyền. Nhờ sự ủng hộ của họ, Trịnh Doanh đánh bại được thế lực chống đối, tự tiến phong Nguyên soái Tổng quốc chính, Minh Đô vương, tôn Trịnh Giang làm Thái thượng vương và nắm quyền họ Trịnh từ đó.

Trịnh Giang bị phế truất xong thì ngày đêm sống trong cung Thưởng Trì dưới lòng đất. Đến năm 1762, ông qua đời.