Khám phá mới

Việt Nam thuộc triều đại nào thời kỳ Đát Kỷ - Trụ Vương? Tên gọi và tình hình nước ta lúc đó ra sao?

Việt Nam thuộc triều đại nào thời kỳ Đát Kỷ - Trụ Vương? Tên gọi và tình hình nước ta lúc đó ra sao?

Khi nhà Thương tồn tại ở Trung Quốc, Đát Kỷ và Trụ Vương tồn tại, Việt Nam đang ở giai đoạn nào? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Trụ Vương và Đát Kỷ là hai nhân vật nổi tiếng trong “Phong thần diễn nghĩa”. Cả hai đều là nhân vật có thật trong lịch sử Trung Quốc. Trong đó, Trụ Vương còn được biết đến với danh xưng Đế Tân, là vị vua cuối cùng của nhà Thương. Ông được cho là tại vị từ năm 1154 TCN – 1123 TCN (hoặc 1075 TCN – 1046 TCN).

Trong các truyền thuyết dân gian, Trụ Vương và Đát Kỷ là cặp đôi tà dâm, ác độc, chuyên làm những việc hại nước, hại dân.

tru-vuong-dat-ky-1
Trong truyền thuyết, Đát Kỷ đã bị một con hồ ly nhập, làm theo lệnh Nữ Oa đến mê hoặc Trụ Vương, khiến nhà Thương sụp đổ. Ảnh: Internet
tru-vuong-dat-ky-2
Đát Kỷ và Trụ Vương trong "Phong thần tam bộ khúc". Ảnh: Internet

Thực tế thì nhà Thương ở Trung Quốc được xem như triều đại đầu tiên được xác nhận rõ ràng về mặt lịch sử. Sử sách chép lại thì Trụ Vương cũng không hẳn là một vị vua xấu. Mới đầu hắn vẫn được đánh giá là có tài nghệ hơn người, cai trị đất nước ổn định. Tuy nhiên, sau nhiều năm đưa quân đi chinh phạt mà không có kết quả, Trụ Vương bị nhiều chư hầu, quý tộc quay lưng. Bản thân vị vua này cũng không thể xoa dịu nổi họ nên phải đối mặt với việc mất đi thế lực, nhà Thương bị diệt vong.

tru-vuong-dat-ky-3
Tạo hình nhân vật Trụ Vương trong phim "Phong thần tam bộ khúc". Ảnh: Internet

Lúc bấy giờ, ở Việt Nam vẫn chưa hình thành nhà nước nào mà vẫn là thời đại đồ đồng. Dựa vào mốc thời gian, nhiều khả năng khi đó nước ta đang thuộc giai đoạn văn hóa Đồng Đậu (Bắc Bộ), tiền Sa Huỳnh (Trung Bộ). Nền văn hóa này có niên đại khoảng 1500 năm TCN, xuất hiện ngay sau văn hóa Phùng Nguyên, trước văn hóa Gò Mun.

van-hoa-dong-dau-1
Toàn cảnh hố khai quật tại di tích Đồng Đậu, năm 1969. Ảnh: Baotanglichsu.vn
van-hoa-dong-dau-2
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm công trường khai quật tại di tích Đồng Đậu năm 1969. Ảnh: Baotanglichsu.vn

Các chuyên gia sau này đặt tên là văn hóa Đồng Đậu bởi vào năm 1962, nơi tìm thấy di tích khảo cổ là khu di tích Đồng Đậu ở thị trấn Yên Lạc (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc). Cụ thể, ngày đó các dấu tích kim khí gồm xỉ đồng và những mảnh khuôn đúc (bằng đá) đã chot hấy nơi đây thật sự từng có nghề đúc đồng rất phát triển.

van-hoa-dong-dau-4
Các hiện vật bằng đồng phát hiện tại di tích khảo cổ học Đồng Đậu năm 1999. Ảnh: Baotanglichsu.vn
van-hoa-dong-dau-5
Di cốt người thuộc lớp Văn hóa Phùng Nguyên phát hiện tại di tích khảo cổ học Đồng Đậu năm 1999, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Baotanglichsu.vn

Người Đồng Đậu trước đây sống ngoài trời, chủ yếu là các gồi đò trung du Bắc Bộ. Họ có nền kinh tế ổn định và phát triển dựa trên nông nghiệp trồng lúa, hoa màu. Ngày đó nghề đúc đồng đã có và phát triển.

Trong khi đó, ở Trung Bộ, văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa hình thành từ khoảng năm 1000 TCN – cuối thế kỷ thứ 2. Nền văn hóa này là một trong ba chiếc nôi cổ về văn minh ở Việt Nam.