Danh tính kẻ phản bội khiến vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt, là cái tên không ai ngờ đến
Khi bị bắt, vua Hàm Nghi đã chỉ thẳng mặt kẻ phản bội mà nói: “Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây”. Hắn vốn dĩ là người mà vua rất tin tưởng.
Tháng 7/1883, vua Tự Đức qua đời, các đại thần như Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết trở thành người quyền lực nhất trong triều đình. Họ có quyền phế vua này, lập vua khác, song lại không tìm được người có cùng chí hướng trong hoàng gia. Cuối cùng, Hàm Nghi được chọn làm vua.
Vua Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của nhà Nguyễn, lên ngôi khi triều đình đã sa sút trầm trọng, thực dân Pháp quấy nhiễu, xâm lược đất nước. Rạng sáng 6/7/1885, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết đã quyết định tấn công doanh trại của chúng ở đồn Mang Cá. Nhưng khi quân Pháp phản công, nhà Nguyễn thua chạy, đành rời bỏ kinh thành Huế mà đi.
Tôn Thất Thuyết lúc đó đã mời vua Hàm Nghi đi cùng. Ông được đưa đến thành Quảng Trị để lánh nạn. Tháng 7, vua lên đường đi Tân Sở dưới sự ép buộc của Tôn Thất Thuyết. Trong quá trình di chuyển, vua chịu rất nhiều khổ cực, bệnh tật, đói khát, tính mạng cũng bị đe dọa. Thế nhưng, ở Tân Sở vua Hàm Nghi đã tuyên hịch Cần Vương và rất được dân chúng hưởng ứng. Cuộc nổi dậy chống Pháp giành độc lập trở nên sục sôi hơn bao giờ hết.
Sau một thời gian ăn, ở gần dân, cảm nhận được vai trò của mình, vua Hàm Nghi không còn thấy bị gượng ép như trước nữa. Mặc cho vua anh Đồng Khánh cùng 3 thái hậu liên tục viết thư kêu gọi trở về, vua Hàm Nghi vẫn từ chối. Bấy giờ Toàn quyền Pháp tại Đông Dương là Paul Bert đã định lập vua Hàm Nghi làm vua 4 tỉnh Thanh, Nghệ, Tĩnh, Bình nhưng không được. Vua Hàm Nghi còn tuyên bố mình thích chết trong rừng còn hơn về làm vua trong vòng cương tỏa của người khác.
Tháng 9/1888, suất đội Nguyễn Đìnhh Tình bất ngờ làm phản, ra đầu thú với quân Pháp ở Đồng Cá. Nguyễn Đình Tình còn dụ được Trương Qang Ngọc về phe mình. Hai kẻ này sau đó đã cùng Pháp mang quân đi bắt vua Hàm Nghi.
Đêm muộn 26/9/1888, vua Hàm Nghi bị bắt khi đang ngủ. Thời khắc đó, ông đã chỉ thẳng tay vào mặt Trương Quang Ngọc mà noi: “Mi giết ta đi còn hơn là mi mang ta ra nộp cho Tây”.
Trở về Huế, vua tỏ thái độ thờ ơ, không nhận mình là Hàm Nghi. Khi quân Pháp đưa thư của Tôn Thất Đàm (con Tôn Thất Thuyết) cho, ông thẳng tay ném đi như không hề liên quan. Viên Đề đốc Thanh Thủy – Nguyễn Hữu Viết đến thăm hỏi, vua cũng giả như không biết. Nhưng đến khi Pháp đưa Nguyễn Nhuận – thầy cũ ra thì vua Hàm Nghi lại vô thức đứng lên vái chào. Lúc đó chúng mới chắc chắn ông là Hàm Nghi.
Cuối đời, vua Hàm Nghi phải sống đời lưu đày ở đất khách quê người, chịu nhiều khổ cực. Thế nhưng hình ảnh một vị vua yêu nước, dám đứng lên vì dân tộc vẫn luôn được người dân khắc ghi trong lòng.