Hàng không - Vũ trụ

Bí ẩn vùng đất ở Việt Nam máy bay không dám đi qua: Từng có thảm họa ám ảnh ngành hàng không và hiện tượng kỳ lạ

Bí ẩn vùng đất ở Việt Nam máy bay không dám đi qua: Từng có thảm họa ám ảnh ngành hàng không và hiện tượng kỳ lạ

Nằm ở địa phận xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa có một vùng đất được mệnh danh là “thung lũng tử thần”. Nó có cái tên nghe khá lạ: Ô Kha. Nó nằm giữ hai đỉnh núi Ma Hang và núi Chè ở phía Bắc, lọt thỏm giữa hai dãy núi cao. Thoạt nhìn, Ô Kha rất nên thơ, lãng mạn với dòng suối Hà Mang bắt ngang qua như một dải lụa mềm mại. Nhưng phía sau vẻ đẹp mộng mơ đó là những bí ẩn mãi chưa có lời giải, ám ảnh cả ngành hàng không.

o-kha-6
Thung lũng Ô Kha. Ảnh: Internet

Ngày 14/11/1992, chiếc máy bay Yak-40 khởi hành từ TP.HCM đi Nha Trang đã gặp nạn khi bay qua đây. Cả chiếc máy bay to đùng đâm sầm vào một ngọn núi. 30 người đã ra đi, chỉ duy nhất một nữ hành khách người Hà Lan sống sót. Người phụ nữ đó là Annette Herfkens. Bà phải một mình chống chọi suốt 192 giờ giữa rừng rậm, kèm những vết thương, cơn đói, cơn khát và nỗi sợ hãi bủa vây.

o-kha-7
Khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn máy bay ở thung lũng Ô Kha. Ảnh tư liệu

Chưa dừng lại ở đó, trong hành trình cứu hộ cứu nạn, một chiếc trực thực cũng đã gặp nạn khi bay vào vùng thung lũng Ô Kha. Kịch bản cũng tương tự với Yak-40, nó lại đâm sầm vào một ngọn núi và khiến 8 người trong đội cứu hộ ra đi mãi mãi.

o-kha-3
Ông Nguyễn Thành Chung. Ảnh: Dân Trí

Ông Nguyễn Thành Chung, nguyên Phó Chỉ huy tham mưu trưởng Cơ quan Quân sự huyện Khánh Sơn cho biết, từ thời Pháp, Mỹ - Ngụy, thung lũng Ô Kha đã từng nhiều lần xảy ra rơi máy bay. Người dân địa phương cũng không thể hiểu nổi dãy núi kỳ lạ này và tin rằng nơi đây có một luồng không khí bí hiểm.

o-kha-2
Sự nguy hiểm của địa hình và gió/sóng núi tại thung lũng Ô Kha. Ảnh: Diễn đàn Cam Rang club

Ông Cao Văn Nhiến, nguyên Chỉ huy trưởng Cơ quan Quân sự huyện Khánh Sơn thì nhận định, Ô Kha là ngọn núi hình yên ngựa, cao hơn mực nước biển 1.200 mét (có tài liệu ghi 1.400 mét). Mùa đông thung lũng này mưa lâm thâm cả ngày, sương mù dày đặc. Mùa khô thì ít khi có ánh nắng mặt trời. Không khí ở Ô Kha vô cùng loãng, máy bay bay qua vì thế mà thường bị “kéo” xuống vài trăm mét.

Chính ông Cao Văn Nhiến tiết lộ: “Ngay cả chiếc trực thăng Mi-8 trước khi bị rơi ở gần thung lũng này đã từng chở tôi và mấy đồng chí hàng không dân dụng đi thị sát 4 lần, nhưng không dám bay qua thung lũng vì ở đây không khí rất loãng, chúng tôi chỉ bay vòng quanh thung lũng nhưng vẫn bị kéo xuống 300-400 mét như muốn rơi”.

o-kha-1
Ông Cao Văn Nhiến, nguyên Chỉ huy trưởng Cơ quan Quân sự huyện Khánh Sơn. Ảnh: Dân Trí

Đâu chỉ vụ tai nạn ám ảnh ngành hàng không Việt Nam, thung lũng Ô Kha còn nhiều điều huyền ảo khác. Theo lời một gia làng ở xã Sơn Trung, cứ buổi chiều sau cơn dông, người dân sẽ thấy thung lũng này chuyển sang màu xanh thẫm, rõ cả những luồng khí đang uốn lượn bốc lên từ chân núi. Không ai biết những luồng khí này là gì, chỉ có cảm giác kỳ quái là luôn thường trực.

o-kha-4
Ông Cao Văn Hạnh (giữa), người đầu tiên phát hiện bà Annette sống sót trong vụ tai nạn máy bay Yak 40 tháng 11/1992 ở thung lũng Ô Kha.Ảnh:Trí Tín
o-kha-5
Bà Annette Herfkens gặp lại ân nhân của mình tại Ô Kha. Ảnh: TRẦN ĐĂNG

Hay cũng có người kể lại, giữa ngày hè nóng nực nhưng vào đến thung lũng này lại thấy lạnh lẽo lạ thường. Người ta đồn nhau rằng thung lũng Ô Kha nhiều khí núi, hồn ma nên mới sinh ra luồng khí đó.  Nhưng cũng có ý kiến cho rằng tất cả chỉ là vì người dân “thần hồn nát thần tính”, thêu dệt ra sau những vụ rơi máy bay thảm khốc mà thôi.