Vụ 11 học sinh chia nhau 2 gói mì chan cơm có thêm nghi vấn mập mờ, lãnh đạo trường chia sẻ bất nhất
- Thân thế người phụ nữ Việt Nam duy nhất từng 2 lần từ chối làm Thứ trưởng, cả sự nghiệp chỉ gắn bó với 1 nơi
- Từ vụ 11 học sinh ăn 2 gói mì chan cơm, cắt xén bữa ăn của học sinh có thể nhận án hình sự cực nặng
- Vụ học sinh bị bố bạn đánh nhập viện: Gia đình nạn nhân tiết lộ chi tiết gây bức xúc, thái độ người ra tay ra sao?
Trường PTDTBT Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 là cái tên được réo gọi nhiều nhất trong những ngày qua. Nơi đây vướng loạt nghi vấn cắn bớt suất ăn của học sinh thời gian qua. Không chỉ vậy, theo phóng sự của VTV24, trường Hoàng Thu Phố 1 còn mập mờ trong vấn đề tiền trợ cấp mua sách vở hàng tháng của các em.
Học sinh trường Hoàng Thu Phố 1 khi được hỏi đã thú thật chuyện không được mua sách giáo khoa mới mà phải mượn ở thư viện. Biết có phóng viên về trường, các em còn được giáo viên hướng dẫn ghi tên lên sách để nhận đó là sách của mình.
Khi được phóng viên phỏng vấn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 là ông Trần Ngọc Hà cho biết học sinh vẫn tự mua sách học chính khóa, chỉ mượn thư viện sách tham khảo. Ngoài ra, tiền trợ cấp 150.000 đồng/học sinh đã được trường chi trả cho phụ huynh học sinh để mua sách giáo khoa, vở, bút.
Một phụ huynh có 6 người con từng học ở trường Hoàng Thu Phố 1 cho biết, suốt 5 qua chưa từng nhận được khoản tiền trợ cấp chế độ cho học sinh vùng cao nào.
Cũng liên quan đến vấn đề này, hôm 19/12, ông Ngô Xuân Dũng – Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Thu Phố 1 đã có buổi trao đổi với Tuổi Trẻ Online. Theo đó, ông Dũng cho biết sự việc vừa qua là cú sốc lớn với toàn trường lẫn người dân. Trường đã kiểm soát tình hình, động viên tinh thần cán bộ, nhân viên, giáo viên, học sinh. Đến hiện tại mọi hoạt động đều đã trở về bình thường.
Về chuyện tiền trợ cấp sách vở, ông Dũng cho biết, đặc thù của vùng cao là đa số đều là người dân tộc thiểu số hay có phụ huynh đi làm xa. Vì vậy mà chuyện mua đồ dùng học tập cho các em cũng gặp khó khăn. Phó Hiệu trưởng Hoàng Thu Phố 1 chia sẻ: “Trên này các em đến trường không phải mang theo bất cứ thứ gì, chỉ đến người không thôi”.
Đầu năm học, nhà trường tổ chức họp phụ huynh và thống nhất phương án rằng trường sẽ giới thiệu các đầu mối cung cấp văn phòng phẩm để học sinh có đồ dùng ngay từ đầu năm học mới. Phương án này được các phụ huynh đồng tình. Vì vậy mà sách vở, quần áo của các em được “mua chịu” để dùng trước, sau đó khi có tiền trợ cấp về sẽ chi trả cho đơn vị cung cấp.
“Đầu năm chưa có tiền trợ cấp, vì tiền hỗ trợ chính sách từ tháng 9 đến tháng 12 đến cuối tháng 12 mới phát, có trường tận tháng 1 mới phát. Nếu thời điểm đó nhà trường mới cung cấp chi phí học tập cho học sinh để phụ huynh mua thì từ tháng 9 đến tháng 11, 12 học sinh đến trường sẽ thiếu sách, thiếu vở, bút… Vì vậy qua phỏng vấn một số hộ nói không được nhận tiền là đúng. Năm nay tất cả sách vở, đồ dùng học tập, quần áo, giày dép… đều mua chịu, vì thời điểm này vẫn chưa có kinh phí”, ông Dũng chia sẻ.
Bên cạnh đó, theo Phó Hiệu trưởng, sách giáo khoa với chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 sẽ bổ sung theo lộ trình từ lớp 1 đến lớp 4, những lớp còn lại được bổ sung những đầu sách còn thiếu, mượn lại sách cũ. Tiền thừa từ trợ cấp dùng để mua vật dụng học tập khác cho học sinh chứ không dùng tất cả để mua sách vở.
Vụ học sinh nhốt, xúc phạm cô giáo ở Tuyên Quang đã có kết quả, người vi phạm bị xử lý thế nào?
Theo nguồn tin riêng, sau 10 ngày vào cuộc điều tra, làm rõ, huyện Sơn Dương đã có kết quả xác minh vụ học sinh nhốt, xúc phạm cô giáo ở THCS Văn Phú, Tuyên Quang.