Khám phá mới

Vị vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam kết hôn với vua triều đại khác, tuyệt tình gả vợ cũ cho cận thần

Ở Bắc Ninh có câu ca dao nổi tiếng: “Trách người quân tử bạc tình/Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao”. Người đời tin rằng đây là lời trách móc mà Lý Chiêu Hoàng dành cho Trần Thái Tông. Nếu đọc lại sử sách theo một cách cứng nhắc, quả thật cách đối xử của Trần Thái Tông với Lý Chiêu Hoàng vô cùng bạc bẽo.

Năm 1225, Trần Thái Tông khi đó là Trần Cảnh, được Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho dưới sự sắp đặt của Thái sư Trần Thủ Độ. Ông chính là vị vua đầu tiên của triều đại nhà Trần. Lý Chiêu Hoàng sau khi nhường ngôi cho chồng đã được phong làm Chiêu Thánh Hoàng hậu. Nói cách khác, chính Lý Chiêu Hoàng đã giúp Trần Thái Tông lên ngôi đường đường chính chính.

tran-thai-tong-4
Ảnh minh họa

Thế nhưng, chỉ 10 năm sau đó, Trần Thái Tông lại hạ chỉ giáng Chiêu Hoàng làm Chiêu Thánh công chúa, nhường vị trí chính cung cho chị ruột của bà là Thuận Thiên công chúa. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cho rằng nguyên nhân nhân là vì kết hôn đã lâu nhưng cả hai không có con và Trần Thủ Độ cũng là người đứng sau ép vua phế truất hoàng hậu.

Nếu chỉ nhìn đơn giản thì đây quả thực là hành động tuyệt tình của Trần Thái Tông. Một người phụ nữ dâng tất cả sản nghiệp cho chồng, cuối cùng lại bị ruồng bỏ để nhường chỗ cho chị gái của mình. Nỗi đau đó chắc chẳng gì đong đếm nổi.

tran-thai-tong-1
Ảnh minh họa

Nhưng dựa vào tình thế lịch sử khi đó mới hiểu nỗi lòng Trần Thái Tông. Năm ấy ông chỉ mới 19 tuổi, cùng với Thuận Thiên công chúa và Chiêu Hoàng cũng chỉ là con rối trong tay Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung. Dù uất ức, không thỏa hiệp với Trần Thủ Độ, nhưng cách duy nhất Trần Thái Tông có thể làm cũng chỉ là bỏ cung đi tu.

tran-thai-tong-2
Ảnh minh họa

Đó là lần phụ bạc đầu tiên của Trần Thái Tông với Lý Chiêu Hoàng. Vậy còn lần thứ hai thì sao? Đó là sự việc “rao bán vợ cũ” của nhà vua. Cụ thể, năm 1258, vua đã mang hoàng hậu cũ là Lý Chiêu Hoàng gả cho Đại phu Lê Phụ Trần vì công cứu giá trước đó.

Việc nhường vợ cũ cho cận thần quả thực là có một không hai trong lịch sử. Hành động này cũng khiến Trần Thái Tông mang tai tiếng mãi về sau. Ông bị sử gia chê bai, hậu thế trách móc vì quá tệ bạc với Lý Chiêu Hoàng.

tran-thai-tong-3
Ảnh minh họa

Nhưng một lần nữa hãy nhìn theo một khía cạnh khác. Năm 1258, Trần Thái Tông khi đó đã có ý định nhường ngôi cho con trai Trần Thánh Tông, lui về làm Thái thượng hoàng và nghiên cứu Phật học. Chỉ sau 2 tháng gả Lý Chiêu Hoàng cho Lê Phụ Trần, Trần Thái Tông đã ra chiếu chỉ nhường ngôi. Nhiều khả năng ông muốn tìm một nơi yên ấm gửi gắm Lý Chiêu Hoàng, để bà có cuộc sống tốt sau khi mình rời ngôi vua.

tran-thai-tong-5
Ảnh minh họa

Lê Phụ Trần khi đó là công thần, danh tướng hàng đầu trong triều. Trong khi đó, Lý Chiêu Hoàng dù mang danh công chúa nhưng cũng đã 40 tuổi, lại từng là vợ Trần Thái Tông. Lần ban thưởng này của vua xem ra có phần hơi “bất công” cho Lê Phụ Trần.

Tuy nhiên, cuối cùng Lê Phụ Trần và Lý Chiêu Hoàng lại có một cuộc sống rất êm đềm. Họ có được 2 người con là Thượng vị hầu Lê Tông và Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Lý Chiêu Hoàng sống với Lê Phụ Trần 20 năm nữa rồi qua đời vào năm 1278, đó là 1 năm sau khi Trần Thái Tông qua đời.

Nếu không có quyết định tuyệt tình của Trần Thái Tông năm đó, Lý Chiêu Hoàng có phải đã sống cảnh cô quạnh giữa cung cấm những năm cuối đời? Cuối cùng, người chịu thiệt thòi, chấp nhận dị nghị của người đời là ai?

 

Danh tính người đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam, nổi da gà vì lời sấm truyền trước đó 300 năm

Hai chữ “Việt Nam” xuất hiện từ khi nào? Ai là người đầu tiên nhắc đến và vị vua nào đã chọn đặt quốc hiệu này cho nước ta? Chưa hết, ý nghĩa phía sau hai chữ “Việt Nam” là gì?