Giải trí

Gia tộc có nhiều NSND, NSƯT nhất Việt Nam: Có bộ 3 mỹ nhân Hà thành tài sắc nức tiếng

Trong đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 vừa qua, có 119 cá nhân nhận danh hiệu NSND, gần 200 người nhận danh hiệu NSƯT. Tất cả đều là những cái tên rất xứng đáng, được khán giả yêu mến, có đóng góp lớn cho nghệ thuật nước nhà.

Đặc biệt, trong số những nghệ sĩ vinh hạnh nhận danh hiệu đó, có 2 người đến từ đại gia đình nghệ sĩ nổi tiếng nhất nhì làng nghệ thuật. Đó là nghệ sĩ Lê Mai và nghệ sĩ Lê Chức (em trai Lê Mai). Lê Mai nhận danh hiệu NSƯT, trong khi đó em trai bà được phong là NSND.

nghe-si-3

Nghệ sĩ Lê Mai (SN 1938) là nghệ sĩ lâu năm, có tiếng tăm ở lĩnh vực sân khấu. Bà sinh ra trong một gia đình có bố mẹ đều làm nghệ thuật. Cha của NSƯT Lê Mai là nhà thơ, biên kịch Lê Đại Thanh. Trong khi đó, mẹ bà là diễn viên Đinh Thị Ngọc Anh (người đầu tiên đóng vai nữ anh hùng Võ Thị Sáu ở Hải Phòng).

nghe-si-4

Về phần NSƯT Lê Mai, bà từng xuất hiện trong những vở kịch nổi tiếng như “Chuyện những người du kích”, “Đồng mía”, “Hà Nội đầu năm 46”, “Tiền tuyến gọi”, “Đêm tháng bả y”… Bên cạnh đó, nữ nghệ sĩ cũng tham gia đóng phim truyền hình, nổi bật là các bộ: “Hoàng hôn dang dở”, “Nhà có nhiều cửa sổ”, “Hoa đắng”, “Bà nội không ăn pizza”…

nghe-si-5

nghe-si-7

NSƯT Lê Mai kết hôn với NSND Trần Tiến và có 3 người con gái tài sắc nổi tiếng là NSND Lê Khanh , NSƯT Lê Vân và nghệ sĩ Lê Vi. Họ là bộ ba mỹ nhân Hà thành có danh tiếng trong làng nghệ thuật. Trong đón NSND Lê Khanh gây chú ý hơn cả, được nhiều khán giả biết đến khi chỉ mới 38 tuổi nhưng đã từng là Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, đóng nhiều bộ phim truyền hình, điện ảnh và chuyên đào tạo lớp trẻ.

nghe-si-2

nghe-si-6

Về phần Lê Chức (SN 1947), ông vừa nhận danh hiệu NSND sau nhiều năm gắn bó, cống hiến cho sân khấu. Lê Chức tốt nghiệp khoa đạo diễn sân khấu ở Liên Xô cũ, có giọng đọc ấn tượng được xem là “huyền thoại” của ngành sân khấu, truyền hình.

nghe-si-1

Năm nay đã gần 80 tuổi, NSND Lê Chức bên cạnh diễn xuất trên sân khấu, phim ảnh còn đảm nhận nhiều chức vụ quản lý quan trọng như Giám đốc Nhà hát Cải lương Trung ương (nay là Nhà hát Cải lương Việt Nam), Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam.

 

‘Ông hoàng nước mắt’ của văn học Việt Nam: Đang họp cũng xin tạm dừng để ‘được khóc một chút’

Dù có vẻ ngoài xù xì, như một ông già xuề xòa, nhưng nhà văn này lại là người rất tình cảm, mau nước mắt. Ông dễ khóc đến mức, đang giữa cuộc họp cũng phải xin mọi người tạm dừng để được “khóc”.