‘Ông hoàng nước mắt’ của văn học Việt Nam: Đang họp cũng xin tạm dừng để ‘được khóc một chút’
- Cả thế giới chỉ Việt Nam có loài thú cổ quý hiếm số lượng cực ít, được cả nhân loại cùng bảo vệ
- Phụ huynh của học sinh cầm ghế đánh cô giáo ở Tuyên Quang tố cáo giáo viên, tiết lộ tình tiết mới gây bức xúc
- Nhà thơ nổi tiếng 26 tuổi đã làm Bộ trưởng, là người ký Nghị định thành lập Học viện An ninh nhân dân
Nếu có danh hiệu “ông hoàng nước mắt” của làng văn học Việt Nam, người giành lấy nó không ai khác chắc chắn phải là Nguyên Hồng. Bề ngoài, tác giả “Bỉ vỏ” là người trông khá xuề xòa. Râu tóc ông lởm chởm, thường mặc quần áo màu nâu nhàu nhĩ, ôm chiếc cặp sờn chỉ đi trên đường phố. Mọi người nhận xét, Nguyên Hồng là một người nhìn thôi đã thấy cũ kỹ. Thế nhưng, sâu bên trong ông già có phần khô khan đó là một tâm hồn vô cùng nhạy cảm, mong manh, mau nước mắt.
Nguyên Hồng sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc. Ngay từ năm lên bảy, lên tám ông đã nhận thức được điều đó. Viết về tuổi thơ ấu, Nguyên Hồng tâm sự: Thầy mẹ tôi lấy nhau không phải vì yêu thương nhau”. Biết mình là kết quả của cuộc hôn nhân không tình yêu, Nguyên Hồng cũng chẳng dám đòi hỏi nhiều.
Năm Nguyên Hồng 12 tuổi, cha ông qua đời, mẹ lén đi thêm bước nữa rồi bị gia đình chồng hắt hủi, không cho chăm sóc con. Xa rời vòng tay cha mẹ từ nhỏ, sống trong sự khinh miệt của cô ruột, nhà văn nay từ bé đã thiếu thốn tình cảm, đắm mình trong sự mặc cảm, tủi cực. Có thể vì thế mà sau này lớn lên, Nguyên Hồng luôn trở nên nhạy cảm hơn mọi người. Những tác phẩm của ông cũng hướng về người nghèo khổ, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Người ta tin rằng Nguyên Hồng nhìn thấy hình ảnh của mình và mẹ năm xưa trong những nhân vật văn học của ông.
Ngày mẹ Nguyên Hồng mất, ông khóc đến mức vợ hoảng hốt, lo lắng cho ông đến phát ốm. Với một người giàu cảm xúc như ông, việc không còn mẹ chẳng khác gì cú sốc khiến tâm can bị thiêu đốt.
Sinh thời, Nguyên Hồng hễ gặp những cảnh đời éo le, những số phận chịu nhiều đau khổ là không kìm được nước mắt. Thời điểm viết cuốn “Bỉ Vỏ”, khi quyết định để nhân vật Gái Đen ra đi, Nguyên Hồng đau khổ, dằn vặt vô cùng. Ông khóc như mưa, tưởng chừng đang chia tay người thân ruột thịt chứ không phải một nhân vật văn học do mình viết ra. Nguyên Hồng thậm chí còn chạy xuống bếp nói với con gái của mình: “Con ơi Gái Đen ch.ết rồi”. Sau đó chính ông đi kể lại với đồng nghiệp về cái ch.ết của Gái Đen rồi khóc tiếp.
Nhà văn Kim Lân tiết lộ, ông từng chứng kiến Nguyên Hồng vừa viết văn vừa khóc. Nguyên Hồng khóc tầm tã như mưa, vừa khóc vừa đấm lưng, cảm tưởng không biết làm sao có thể ngăn ông ngừng rơi nước mắt. Người ta nói rằng, khi viết “Những ngày thơ ấu”, “Núi rừng Yên Thế”, “Cửa biển”… Nguyên Hồng không lúc nào không khóc.
Là một người cương trực, giàu nghĩa khí, nhưng Nguyên Hồng tình cảm hơn bất cứ ai. Ai từng tiếp xúc với nhà văn này đều phải nhận thấy điều đó. Mẹ mất khóc đã đành, nhân vật văn học mất khóc đã đành, đến cả họp hội nghị Nguyên Hồng cũng khóc. Trong một cuộc họp, ông từng phải xin lỗi mọi người để dừng lại, khóc một lúc trước khi phát biểu tiếp. Đồng nghiệp tiết lộ, khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia ngọt sẻ bùi với mình, hay nghĩ về người dân khổ cực, nhớ ơn Đảng, Bác Hồ, Nguyên Hồng đều khóc.
Nhà thơ nhiều vợ nhất Việt Nam: Bi kịch say rượu lạc mất con, cuộc đời gắn liền với con số bí ẩn
Nếu phải chọn ra một thi sĩ có cuộc đời lận đận, gặp nhiều bi kịch bậc nhất Việt Nam, ông chắc chắn sẽ được nhớ đến. Không hiểu vì sao, số phận của người đàn ông này luôn gắn chặt với con số 4.