Bãi biển có lịch sử đặc biệt nhất Việt Nam: Từng phát hiện khảo cổ chấn động thế giới, vẻ đẹp nhìn là mê
Ở khu vực thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi có một bãi biển lâu đời, vô cùng nổi tiếng. Nó là biển Sa Huỳnh. Sử sách chép lại, xưa kia vùng biển này được gọi là biển Sa Hoàng, mang ý nghĩa là “bãi cát vàng”. Nhưng ngày đó chữ “Hoàng” phạm húy vì trùng với tên chúa Nguyễn Hoàng. Thế nên người dân đổi tên biển thành Sa Huỳnh và giữ cho đến nay.
Cửa Sa Huỳnh có vai trò rất quan trọng trong chiến tranh Việt – Chiêm năm 1471 do vua Lê Thánh Tông phát động. Nơi đây còn là cửa biển được dùng trên tuyến đường giao thương hàng hải khu vực Đông Nam Á từ rất sớm (Có nguồn tin cho rằng vào khoảng thiên niên kỷ 1).
Nhưng để đưa tên tuổi vươn tầm thế giới thì Sa Huỳnh phải chờ đến đầu thế kỷ 20. Cụ thể, năm 1909, nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet đã phát hiện ra nơi đây có những ngôi mộ chum, vùi dưới cồn cát Phú Khương, ven biển cạnh đầm An Khê. Những ngôi mộ chum đó sau này được gọi với cái tên “Kho chum Sa Huỳnh”.
Cũng kể từ đó, những cuộc khai quật liên tiếp diễn ra ở Sa Huỳnh. Giới khảo cổ học phát hiện ra một nền văn hóa từng hiện diện ở đây và gọi là văn hóa Sa Huỳnh. Nó một trong ba nền văn hóa lớn nhất Việt Nam thời tiền sơ sử, có niên đại 2.500 – 3.000 năm.
Không chỉ là địa điểm khảo cổ học tầm vóc thế giới, biển Sa Huỳnh còn nổi tiếng đẹp, thu hút nhiều khách du lịch. Nơi đây có nghề làm muối đã được truyền từ đời này sang đời khác suốt hàng trăm năm qua. Ngày nay, ở phía Nam biển Sa Huỳnh có cánh đồng muối diện tích đến 500 ha, năng suất hàng trăm tấn mỗi năm.
Biển Sa Huỳnh nổi tiếng với bờ cát mịn trải dài, làn nước xanh, không khí trong lành. Nơi đây còn có cua huỳnh đế nổi tiếng, du khách khi đến có thể thưởng thức rất nhiều món hải sản ngon.
Vị vua duy nhất trong lịch sử Việt Nam kết hôn với vua triều đại khác, tuyệt tình gả vợ cũ cho cận thần
Trong lịch sử phong kiến, có lẽ ông là vị vua có số phận đặc biệt nhất. Người vợ đầu ấp tay gối với ông từng là vua của triều đại khác. Nhưng cũng chính người đó sau này được ông nhường lại cho một cận thần.