Hàng không - Vũ trụ

Số phận đau đớn của chú tinh tinh duy nhất được du hành vũ trụ, lộ quá trình huấn luyện đáng sợ

Cuối thập niên 1950, cuộc đua vũ trụ của Mỹ và Liên Xô vô cùng nóng bỏng. Sau khi Liên Xô đưa chó lên quỹ đạo để chứng minh rằng động vật có vú có thể sống sót trong vũ trụ, Mỹ dĩ nhiên không thể ngồi im. Thế rồi phía NASA tìm cách chứng minh con người có thể hoạt động trong môi trường phi trọng lực. Dự án Mercury ra đời từ đó, tinh tinh Ham là yếu tố quan trọng giúp nó thành công. Cho đến nay, nó vẫn là con tinh tinh duy nhất của thế giới từng bay vào vũ trụ.

tinh-tinh-ham-1
Tinh tinh Ham ngồi trong ghế phi hành gia. Ảnh: NASA

Chuyến bay kéo dài 16 phút rưỡi của Ham mang đến rất nhiều dữ liệu cho NASA. Cũng sau chuyến bay đó, chú tinh tinh này trở nên vô cùng nổi tiếng. Nhưng những câu chuyện phía sau hành trình rực rỡ của Ham để lại rất nhiều tranh cãi, thậm chí bị dư luận phản đối vì quá tàn nhẫn.

Tinh tinh Ham chào đời năm 1957 ở Cameroon, khi đó thuộc Pháp. Được 2 tuổi, nó bị bắt và bán cho Trang trại Chim hiếm ở Miami, bang Florida, Mỹ. Cuối cùng Không quân Mỹ đã mua Ham cùng 39 đồng loại khác của nó về để thử nghiệm, chuẩn bị cho chuyến bay vào vũ trụ. Ham đợc chọn bởi nó có trực giác nhạy bén hơn đồng loại.

tinh-tinh-ham-2
Tinh tinh Ham được huấn luyện tại cơ sở của NASA ở New Mexico năm 1960. Ảnh: NASA

Nhưng quá trình huấn luyện Ham trải qua được cho là rất đáng sợ. Nó bị giật điện qua các điện cực gắn vào bàn chân nếu không kéo được cần gạt trong vòng 5 giây sau khi nhìn thấy ánh sáng xanh nhấp nháy.

Ngày 31/1/1961, Ham bước vào chuyến bay lịch sử với những cảm biến theo dõi gắn trên mình, còn bị cột chặt vào ghế. Sau khi con tàu được phóng lên vũ trụ, vì tình trạng mất áp suất không khí mà một vết nứt đã xuất hiện. May mắn là Ham vẫn an toàn nhờ sự bảo vệ của bộ đồ phi hành gia. Cũng từ lần này, giới khoa học nhận ra động vật có vú hoàn toàn có thể hoạt động trong không gian.

tinh-tinh-ham-3
Tinh tinh Ham trong quá trình huấn luyện cho chuyến bay. Ảnh: NASA

Chuyến bay đó kết thúc sau 16 phút 39 giây, nhưng đến 6 phút rưỡi tinh tinh Ham phải trải qua tình trạng không trọng lượng hoàn toàn. Bên cạnh đó, vết nứt khiến con tàu phải hạ cánh xa nơi dự kiến hơn 200km, ở Đại Tây Dương. Trong lúc chờ đội giải cứu đến, nước biển đã tràn vào khoang đến mức nguy hiểm. Không ai biết Ham đã trải qua cảm giác gì, như thế nào khi đó, nhưng với một người bình thường, chuyện đó quả thật kinh khủng.

tinh-tinh-ham-4
Tinh tinh Ham trên tàu USS Donner sau khi được cứu. Ảnh: NASA

Bức ảnh chụp tinh tinh Ham khi được giải cứu từng gây sốt cả thế giới vì dường như nó đã mỉm cười. Nhưng Jane Goodall – Nhà linh trưởng học nổi tiếng đã khẳng định đây là dấu hiệu sợ hãi, kinh hoàng chứ không phải vui vẻ gì. Ham sau đó còn từ chối ngồi vào ghế phi hành gia để chụp ảnh lưu niệm là đủ hiểu nó ám ảnh thế nào.

tinh-tinh-ham-6
Ham được lên bìa báo LIFE sau khi thành công từ không gian trở về. Ảnh tư liệu
tinh-tinh-ham-5
Ham được chôn cất tại Đại sảnh Danh vọng Không gian Quốc tế ở bang New Mexico, Mỹ. Ảnh: Wikimedia Commons

Chuyến bay năm đó đưa Ham trở nên nổi tiếng. Nó được truyền thông săn đón, thậm chí lên hẳn trang bìa LIFE, xuất hiện trong phim. Hào quang kéo dài chẳng bao lâu, năm 1963, Ham bị chuyển đến Vườn thú quốc gia ở Washington D.C. Chú tinh tinh nổi tiếng có 17 năm sống cô độc nơi này. Tiếp đến, Ham bị chuyển đến Sở thú Bắc Carolina. Sống ở nơi mới được 3 năm thì Ham qua đời. Khi đó nó chỉ mới 25 tuổi, quá trẻ với một con tinh tinh.

 

Cái kết đau lòng của ‘phi hành gia mèo’ duy nhất trong lịch sử nhân loại từng du hành vũ trụ

Dù cũng từng bay vào vũ trụ nhưng phi hành gia mèo này lại không có được hào quang như những “người đồng nghiệp” khác của nó như chó Laika, tinh tinh Ham.