Dân tộc duy nhất ở Việt Nam có nam giới cứ đến 12 tuổi sẽ đi tu, biết lý do ai cũng phải xúc động
Tài liệu về văn hóa các dân tộc của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Việt Nam cho biết, dân tộc Khmer có phong tục nam giới 12 tuổi trở lên sẽ được cho vào chùa tu. Tại đây, những cậu bé mới lớn sẽ được học giáo lý của nhà Phật, học nghề, học chữ và rèn luyện bản thân.
Sau khi rời chùa, họ sẽ trở thành người vừa có tri thức vừa có đạo đức. Đây không chỉ là một phong tục bình thường mà còn được xem như trách nhiệm, nghĩa vụ của nam giới Khmer. Dân tộc này tin rằng thời gian đi tu sẽ giúp các chàng trai trở thành người tốt.
Có thể nhiều người chưa biết, việc nam giới Khmer đi tu khi đủ 12 tuổi bắt nguồn từ câu chuyện cảm động liên quan đến sự hiếu thảo. Chuyện kể rằng xưa kia có 2 mẹ con người Khmer côi cút sống cùng nhau. Vì để nuôi con, người mẹ phải săn bắt, làm đủ thứ việc. Nhìn mẹ sát sinh vì mình, người con áy náy trốn bà đi tu để hóa giải tội lỗi. Sau này người mẹ mất đi, bà không bị quỷ dữ hành hạ cũng như đức độ tu hành của con trai.
Con trai Khmer sau này đi tu thường kéo dài từ 1 – 3 năm. Hiện tại, phong tục này không còn quá khắt khe như trước vì có những gia đình thiếu lao động, các thanh niên bận học văn hóa. Thời gian tu ngày nay cũng đã rút gắn lại, có thể vài năm, nhưng cũng có thể chỉ vài tháng, vài ngày, thậm chí chỉ 24 giờ. Nhưng nó là điều bắt buộc và không thể bỏ qua. Con trai Khmer phải trải qua việc tu mới được cộng đồng chấp nhận.
Đáng chú ý, con gái Khmer thường quan niệm những chàng trai đã qua tu hành trong chùa là người biết chữ nghĩa, được trọng vọng, biết cách làm người. Thế nên khi đến tuổi lấy chồng họ thường chọn người đã từng đi tu và hoàn tục.
Hàng năm, trước hoặc sau Tết Chôl Chnăm Thmây (lễ hội mừng năm mới của người Khmer vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch), lễ nhập tu báo hiếu sẽ được tổ chức.
Con trai Khmer trước khi đi tu sẽ phải xin phép cha mẹ để đi học thuộc những bài kinh cơ bản. Trước ngày lễ chính thức 1 ngày, họ sẽ cạo đầu, thay quần bằng xà rông, thay áo bằng một tấm pênexo khoác từ trái sang phải. Khi tấm pênexo được khoác lên mình là chàng trai đã từ bỏ thế tục.
Về phần gia đình người đi tu, họ sẽ mời chư tăng về tụng kinh, cúng dường, làm lễ quy y. Bà con trong buôn làng sẽ đến chúc mừng, gửi lời động viên và chia tay đến chàng trai mới lớn. Đây là chuyện vui nên ai cũng rất phấn khởi tham gia.
Người Mỹ gốc Việt đầu tiên bay vào vũ trụ: Thế giới nể phục, nói gì khi thấy Việt Nam từ trên cao?
Dù xa quê từ nhỏ nhưng giây phút nhìn thấy quê hương từ trên quĩ đạo Trái đất, Trịnh Hữu Châu vẫn không khỏi xúc động.