Hé lộ âm thanh lớn nhất lịch sử nhân loại: Rung chuyển cả thế giới, mạnh bằng 10.000 quả bom nguyên tử
Vừa qua, clip của kênh Great Big Story bàn về độ lớn của âm thanh nhận được nhiều sự quan tâm sau khi đăng tải. Âm thanh trên Trái đất vô cùng kỳ diệu, nó có thể nhỏ đến mức chúng ta không thể cảm nhận được, nhưng cũng có thể kinh khủng đến mức hủy diệt cả chúng ta. Để tìm hiểu kỹ hơn, hãy làm một phép so sánh để dễ so sánh và đánh giá.
Đầu tiên là những âm thanh nhỏ. Hơi thở con người sẽ rơi vào khoảng 10 decibel. Tiếng một cơn mưa nhỏ là 40 decibel. Máy hút bụi phát ra âm thanh khoảng 70 decibel. Trong khi đó, máy xay sinh tố thì 90 decibel.
Lớn dần lên, ban nhạc rock tạo ra âm thanh 120 decibel. Một khẩu súng lục khi bóp cò có thể tạo nên tiếng ồn đến 140 decibel, chỉ kém một vụ phóng tên lửa 40 decibel mà thôi.
Tai của con người chỉ có thể nghe được âm thanh ở phạm vi từ 0 decibel (ngưỡng nghe) đến 120-140 decibel (ngưỡng đau). Thế nên chúng ta được khuyến cáo phải đứng cách xa các vụ phóng tên lửa và nhiều người cảm thấy đau nhói tai vì ở quá gần khẩu súng lục khi bóp cò. Một khi âm thanh đạt 150 decibel, nó có thể khiến màng nhĩ con người bị thủng.
Không chỉ dừng lại đó, âm thanh còn lớn hơn bạn nghĩ rất nhiều. Khi đạt đến 194 decibel, sóng âm thanh sẽ biến thành sóng xung kích, đủ khả năng phá hủy các tòa nhà trong khu vực gần nó.
Nhưng đâu là âm thanh lớn nhất thế giới? Thực tế nó đã từng xuất hiện và gây chấn động nhân loại. Sự kiện lịch sử đó xảy ra vào ngày 27/8/1883 ở đảo Krakatoa, ngay giữa đảo Java và Sumatra ở Indonesia. Đó là một vụ phun trào núi lửa có tần số âm thanh lên đến 310 decibel. Dù cách xa đến gần 5.000km bạn vẫn có thể nghe thấy âm thanh kinh khủng này. Đến thời điểm hiện tại nó vẫn đang nắm giữ vị trí “quán quân” trong số những âm thanh lớn nhất Trái đất.
Sự kiện năm 1883 để lại hậu quả rất nặng nề với nhân loại. Vụ phun trào núi lửa khiến các mảnh đá vụn nóng bắn ra với tốc độ 2.575 km/h, khói bốc lên cao gần 80km, tro bụi rơi xuống biển cách đó 20km. Sóng địa chấn từ vụ phun trào gây nên một cơn sóng thần cao hơn 45m, trọng lượng 600 tấn, lan đến cả Nam Mỹ, Hawaii.
Giới khoa học thống kê được, sức công phá của vụ nổ lớn gấp 10.000 lần so với một quả bom nguyên tử Hiroshima. Một nơi cách vụ phun trào hơn 160km vẫn ghi nhận tần số âm thanh 172 decibel. Bắc bán cầu thì nhiệt độ giảm mạnh, Tây bán cầu thì bầu trời ngả màu vàng đậm rực rỡ khi chiều tàn.
Năm đó, có hơn 40.000 người vô tội đã phải bỏ mạng, 165 ngôi làng, khu định cư bị tàn phá. Hơn 50 địa điểm khác nhau đã nghe thấy âm thanh chấn động do ngọn núi lửa tạo ra. Sóng âm của nó di chuyển 3 vòng rưỡi quanh Trái đất. 5 ngày sau vụ nổ, các trạm thời tiết hoảng hốt vì ghi nhận áp suất tăng vọt chưa từng thấy, cứ khoảng 34 tiếng nó sẽ lặp lại vì âm thanh đi vòng quanh địa cầu.
Cho đến bây giờ, sự kiện chấn động năm 1883 vẫn khiến giới khoa học thất kinh. Có nhiều người tin rằng, bức tranh “The scream” của Edvard Munch đã miêu tả bầu trời sau trận phun trào núi lửa ở Indonesia đó. Hiện tại, lịch sử chưa từng ghi nhận sự kiện nào khác có thể so sánh với năm ấy.
Theo Great Big Story
Lý do chỉ con người cần mặc quần áo để giữ ấm, bất ngờ nguyên nhân nam hay nữ đều có lông nách
Theo thời gian tiến hóa, con người không còn mọc lông dày, chỉ giữ lại chúng ở một số bộ phận cần thiết. Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao cùng trên một nền nhiệt, chỉ có con người là cần mặc quần áo còn hàng triệu loài khác lại không?