Lý do chỉ con người cần mặc quần áo để giữ ấm, bất ngờ nguyên nhân nam hay nữ đều có lông nách
Loài người có họ hàng gần với tinh tinh ở châu Phi. 6 triệu năm trước, tổ tiên chúng ta và tổ tiên của tinh tinh “chia tay” nhau, rẽ sang những hướng riêng để tự phát triển, tiến hóa. Đến hiện tại, trong khi tinh tinh vẫn sở hữu bộ lông dày, rậm rạp thì con người lại ngược lại hoàn toàn. Chúng ta chỉ giữ lại lông ở trên đầu và một số bộ phận riêng tư.
Các nhà khoa học cho rằng lý do con người bị rụng lông dần dần là do thói quen săn bắt. Thuở sơ khai tổ tiên loài người cũng sinh sống trên cây như tinh tinh. Thậm chí chúng ta còn rất đáng thương, yếu đuối, chỉ biết ăn quả dại hoặc thức ăn thừa của các loài khác.
Sau khi xuống mặt đất, con người bắt đầu đi thẳng để đuổi bắt con mồi. Trong quá trình đó, việc có nhiều lông sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các loại ký sinh trùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời cũng vướng víu khi rượt đuổi. Nhưng một số bộ phận vẫn cần đến lông. Chẳng hạn vùng kín cần lông để che chắn, nách là để giảm ma sát khi chạy. Lông trên đầu, còn được gọi là tóc. Chúng được giữ lại để che chắn phần đầu, cũng là để sưởi ấm.
Việc rụng bớt lông tạo thuận lợi hơn cho săn bắt, nhưng cũng khiến con người cảm thấy lạnh hơn các loài khác. Ngoài ra, không có lông nên cơ thể con người phải tiếp xúc trực tiếp với môi trường, dễ bị chấn thương.
Theo thời gian, chúng ta dần biết cách dùng lá cây để che chắn cho bớt lạnh, đặc biệt là bảo vệ vùng kín khỏi bị tổn hại. Sau này lá cây được thay thế bằng quần áo. Nói tóm lại, con người cần mặc quần áo vì không có lông như những loài khác. Bên cạnh đó, quần áo cũng là thứ giúp chúng ta thích nghi với môi trường, tồn tại tốt hơn.
Cận cảnh di cốt niên đại 1 vạn năm vừa phát hiện ở Hà Nam, bí ẩn tư thế lạ của ngôi mộ song táng
Theo giới khoa học, di cốt người có niên đại cách đây khoảng 10.000 năm vừa được phát hiện ở Hà Nam là thuộc văn hóa Hòa Bình. Trong đó, tư thế của hai di cốt trong ngôi mộ song táng gây tò mò nhất.