Thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam mở trường phổ thông dân lập: Từng ra đề cho Olympic toán học quốc tế
Sinh năm 1937, ông Văn Như Cương xuất thân trong một gia đình dạy chữ Hán tại làng Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu, Nghệ An). Từ nhỏ ông đã nổi tiếng ham học, sau khi tốt nghiệp phổ thông năm 1954, ông đã học Đại học Sư phạm Hà Nội sau đó được giữ lại làm cán bộ giảng dạy. Ông Văn Như Cương từng là giảng viên Đại học Sư phạm Vinh.
Đến năm 1989, với suy nghĩ “phải có loại trường khác với trường công lập", ông Lương Thế Vinh đã làm đơn xin thành lập trường Dân lập Lương Thế Vinh. Mong muốn của ông đã được cơ quan chức năng ủng hộ và đến ngày 1/6/1989 trường phổ thông dân lập đầu tiên ở Việt Nam đã được thành lập (kể từ thời điểm năm 1975). Vì vậy mà PGS Văn Như Cương được xem là người đặt nền móng cho giáo dục ngoài công lập ở Việt Nam.
PGS Văn Như Cương có 25 năm làm hiệu trưởng và sau đó đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng quản trị trường.
Ông Văn Như Cương từng là một giáo viên toán. Ông cùng vào vào xây dựng Đại học Sư phạm Vinh (Nghệ An) theo lời kêu gọi của GS Nguyễn Thúc Hào. Sau đó, ông được cử đi học chương trình nghiên cứu sinh ngành Toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô và đến năm 1971 thì bảo vệ công luận án phó tiến sĩ. Sau đó, ông trở về giảng dạy ở tổ Hình học, khoa Toán, Đại học Sư phạm Vinh. Rồi sau đó lại về giảng dạy tại Đại học Sư phạm Hà Nội.
Không chỉ giảng dạy, ông còn viết và dịch sách. "Đối thoại về Toán học" của nhà Toán học người Hungary Alfréd Rényi đã được ông Văn Như Cương dịch vào năm 1975. Ông cũng là người đồng biên soạn cùng GS Hoàng Xuân Sính,Đoàn Quỳnh cuốn "Đại số tuyến tính và Hình học" vào năm 1987. Ngoài ra, ông là chủ biên hơn 60 đầu sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông và giáo trình đại học về chuyên ngành Hình học.
Đáng nói, tại cuộc thi Olympic Toán quốc tế (IMO) năm 1982, Việt Nam đã góp một đề toán hình học được soạn bởi thầy văn Như Cương. Đây là một bài toán được đánh giá rất khó và độc đáo, thậm chí làm nhiều nước muốn loại ra khỏi sáu bài của đề thi. Tuy nhiên, Chủ tịch IMO năm đó là viện sĩ người Hungary- R. Alfred đã quyết định giữ bài toán này và khen ngợi ‘rất hay’. Tuy nhiên, bài toán trong đề thi chính thức đã được sửa điều kiện để giảm độ khó.
Thầy Văn Như Cương qua đời vào năm 2017, hưởng thọ 80 tuổi, sau 3 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư gan.
Trong khoảng thời gian cuối đời của mình, ông vẫn tham gia các hoạt động của trường Lương Thế Vinh tại lễ khai giảng, tiễn học sinh lớp 12 ra trường.
Hình ảnh một thầy giáo tài năng, cương nghị, nghiêm khắc nhưng đầy lòng vị tha của thầy Văn Như Cương vẫn luôn ở trong ký ức nhiều thế hệ học sinh. Trên hết, PSG đã để lại nhiều di sản từ chuyên môn, tư tưởng, phương pháp giáo dục cho thế hệ sau.
Thần đồng toán học Việt Nam trở thành GS Vật Lý nổi tiếng thế giới: Từng được kỳ vọng đạt giải Nobel
Được xem là thần đồng từ nhỏ, từng đạt HCV Olympic toán quốc tế vào năm 1984 với điểm tuyệt đối, GS Đàm Thanh Sơn được xem là 'ngôi sao' của ngành Vật Lý của Việt Nam.