Sự thật về 'ông hoàng Vật lý' sở hữu IQ 160: Từng 'đội sổ' vì lười học, có con nuôi người Việt Nam
Stephen Hawking (1942-2018) được xem là thiên tài nổi tiếng của nhân loại với vô số thành tựu trong khoa học. Ông được ca tụng là nhà bác học người Anh vĩ đại nhất thế kỷ 20 khi là nhà vật lý lý thuyết, vũ trụ học, nguyên Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Vũ trụ học lý thuyết thuộc Đại học Cambridge.
Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã được gặp tổng thống Mỹ trao huân chương, gặp gỡ Nữ hoàng Elizabeth II, trở thành thành viên Hội Hoàng gia Anh.
Là một nhà vật lý thiên tài nhưng ai biết lúc nhỏ Stephen có điểm số học tập cực kỳ bết bát, luôn đội sổ ở trong lớp dù rất thông minh.
Theo đó, có bố mẹ đều tốt nghiệp hai trường đại học hàng đầu thế giới là Đại học Oxford và Đại học Harvard, nên Stephen sở hữu trí thông minh vượt trội là điều không khó hiểu. Tuy nhiên lúc nhỏ, ông lại có thành tích không hề tốt khi từng có điểm số xếp thứ ba từ dưới lên vào năm 9 tuổi (năm đầu học tại trường St. Albans).
Dù các năm học sau, thành tích của ông khá hơn nhưng cũng không quá đáng kể. Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng Stephen không hề kém cỏi mà lý do đến từ việc ông lười học.
Trong một bài diễn thuyết ở hội trường Royal Albert tại London, Anh, Hawking đã từng kể nhiều chuyện về thời thơ ấu.
Ông thừa nhận rằng ở trường phổ thông ôn chỉ xếp ở nửa cuối của lớp về thành tích học tập: “Những bài tập về nhà của tôi luôn được trình bày cẩu thả, còn chữ của tôi thì là nỗi thất vọng của các giáo viên. Nhưng các bạn cùng lớp lại gán cho tôi biệt danh Einstein. Có lẽ họ nhận thấy một thứ gì đó đáng chú ý ở tôi”.
Dù nhận bằng xuất sắc của Đại học Oxford nhưng ông lại chia sẻ rằng mình "lười học đến mức khó tin" ở thời sinh viên khi ông chỉ dành khoảng một giờ để học mỗi ngày.
Nhà thiên tài chia sẻ: “Tôi không tự hào về sự lười học của bản thân mà chỉ mô tả quan điểm học hành của tôi hồi đó”.
Từng là một chàng trai bảnh cao, đến năm 21 tuổi, Hawking bị chẩn đoán mắc bệnh Lou Gehrig - chứng liệt cơ bắp do mất các tế bào thần kinh. Những người mắc bệnh này đa số đều mất hết khả năng cử động.
Khi nhận tin có thể chỉ còn sống thêm vài năm nữa, Hawking đã dành thời gian và tâm huyết để nghiên cứu khoa học. Chính đều này đã khiến nhà khoa học trẻ có năng suất làm việc tăng vọt và tạo ra những thành tựu đột phá. Đáng nói trong thời gian 1965 tới 1975, ông đã phát triển một giả thuyết mà theo đó các hố đen xuất hiện sau Vụ nổ lớn (sự kiện khai sinh vũ trụ). Nhà khoa học này cho rằng có một loại bức xạ thoát ra từ những ngôi sao chết- và sau này giới khoa học gọi nó là “bức xạ Hawking”.
Với hơn nửa đời người phải trên xe lăn, không thể nói chuyện bình thường nhưng Hawking vẫn liên tục tạo ra những thành tựu khoa học cho thế giới và trở thành 1 vĩ nhân.
Stephen Hawking đã kết hôn 2 lần và có 3 người con. Ông có cách yêu thương và dạy dỗ các con một cách riêng biệt.
“Một, hãy nhớ nhìn lên những vì sao và đừng nhìn xuống dưới chân mình. Hai, đừng bao giờ từ bỏ công việc. Công việc cho con mục đích và ý nghĩ, không làm việc cuộc sống sẽ trống rỗng. Ba, nếu con may mắn tìm được tình yêu, hãy nhớ tình yêu là thứ hiếm có và đừng vứt bỏ nó" - đây là lời mà Stephen Hawking đã nhắn nhủ các con của mình qua một chương trình.
Ít ai biết rằng Stephen Hawking có một người con nuôi ở Việt Nam là Nguyễn Thị Thu Nhàn. Người con nuôi này thường xuyên viết thư liên lạc với bộ mẹ nuôi và đến năm 1997, Stephen đã bí mật sang Việt Nam cùng vợ của mình là bà Elaine Mason để thăm cô con gái nuôi của mình. Nhàn cũng đã có 1 tháng sang Anh để sống cùng bố mẹ nuôi vào tháng 7/2000 và Stephen đã nghỉ phép để đón con gái nuôi. Thu Nhàn còn được vợ chồng Stephen đăng ký cho học một khóa tiếng Anh tại Oxford. Ông luôn nhắc con gái học hành vào mỗi buổi tối, đi ngủ từ 9h để đảm bảo sức khỏe.
Thần đồng thơ Việt Nam xuất bản sách từ năm 10 tuổi: Có bài thơ người Việt ai cũng 'thuộc lòng'
Việt Nam có một nhà thơ được mệnh danh là ‘thần đồng thơ ca’ khi 10 tuổi đã có sách xuất bản.