Đời sống

Thần đồng thơ Việt Nam xuất bản sách từ năm 10 tuổi: Có bài thơ người Việt ai cũng 'thuộc lòng'

Thần đồng thơ Việt Nam xuất bản sách từ năm 10 tuổi: Có bài thơ người Việt ai cũng 'thuộc lòng'

Nhà thơ Trần Đăng Khoa (sinh ngày 24-4-1958), sinh tại Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách,Hải Dương là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam.

Đáng nói, ông được mệnh danh là một ‘thần đồng thơ ca’ của Việt Nam khi 8 tuổi đã có một số sáng tác được in trên báo, đến năm 10 tuổi ông đã cho xuất bản tập thơ đầu tay “Từ góc sân nhà em” (1968). Cũng trong năm này, ông cũng cho ra mắt tập thơ “Góc sân và khoảng trời” (nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành).

Sau đó tập thơ này đã có thành công vang dội với khoảng 30 lần, dịch và xuất bản trên nhiều nước trên thế giới. Nhà thơ Trần Đăng Khoa còn xuất bản 10 tập thơ, 4 tập văn xuôi trải dài trên nhiều thể loại.

Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông có lẽ là bài thơ Hạt gạo làng ta - tác phẩm mà nhiều người lớn đến may vẫn còn ‘thuộc làu’. “Hạt gạo làng ta, Có vị phù sa, Của sông Kinh Thầy, Có hương sen thơm, Trong hồ nước đầy, Có lời mẹ hát, Ngọt bùi đắng cay…” là những câu thơ được in trong sách giáo khoa và gắn với tuổi thơ của hàng triệu học sinh Việt Nam qua nhiều thế hệ.

 

Các tác phẩm của Trần Đăng Khoa vượt trội hơn các cây bút cùng trang lứa ở khả năng cảm nhận những vấn đề lớn gắn bó với cuộc sống những năm bom Mỹ” ở làng quê xứ Bắc chứ không chỉ nằm ở tài quan sát hay óc tưởng tượng phong phú.

Nhà thơ Tố Hữu đã từng có nhận xét như sau về những vần thơ của Trần Đăng Khoa: “Giời đã mượn cái miệng trẻ con của Khoa để làm thơ cho người lớn đọc”.

‘Cậu bé thần đồng’ này còn nổi tiếng với câu chuyện mới hơn 10 tuổi đã đề nghị câu thơ “Đường ta đi rộng thênh thang tám thước” trong  bài thơ Ta đi của Tố Hữu thành “Đường ta rộng thênh thang ta bước”.

Trong các năm 1968, 1969, 1971, Trần Đăng Khoa cũng đã ba lần được tặng giải thưởng thơ của Báo Thiếu niên Tiền phong. Ông nhận giải nhất Báo Văn nghệ (1982) và Giải thưởng Nhà nước (năm 2000).

Khi đang học lớp 10/10 tại Trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, ông đã nhập ngũ vào năm 1975. Đến khi đất nước được thống nhất, Trần Đăng Khoa đã theo học trường Viết văn Nguyễn Du sau đó được cử sang học tại Viện Văn học Thế giới M.Gorki thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Nga. 

Lúc về nước, ông làm biên tập viên Văn nghệ quân đội. Đến 6/2004, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã mang quân hàm Thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam và chuyển sang giữ chức Phó trưởng ban Văn học rồi đảm nhận vai trò Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng Việt Nam. Đến năm 2008, ông được phân công chức vụ làm Giám đốc đầu tiên của Hệ phát thanh có hình VOVTV đến khoảng giữa năm 2011.

Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong giới văn học và truyền thông tại Việt Nam. Ông cũng là phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội… Ông cũng từng phủ nhận việc bị cho rằng bị ám ảnh bởi danh hiệu ‘thần đồng’ lúc nhỏ: “Bận rộn đến mấy, tôi vẫn không bỏ thói quen đọc và viết. Tôi vẫn viết nhiều, viết đều, đủ các thể loại. Ngoài thơ, văn, hiện tôi còn giữ nhiều chuyên mục cho các báo. Nhiều người cứ nghĩ tôi bị ám ảnh bởi thời trẻ con là không phải. Tôi đã vượt qua lâu rồi. Năm 16 tuổi khi viết xong trường ca Khúc hát người anh hùng là tôi biết mình đã bước qua giai đoạn của thời thơ bé”..

 

Nhà thơ 'lười' nhất lịch sử: Cả đời chỉ sáng tác một bài hai câu thơ, được truyền muôn đời

Cả đời chỉ làm được một bài thơ gồm vỏn vẹn hai câu, đây được mệnh danh là nhà thơ “lười biếng” nhất trong lịch sử.