Đời sống

Những nhóm người 'đại kỵ' với nước mía: Dù ngon ngọt đến mấy cũng không nên uống nhiều!

Những nhóm người 'đại kỵ' với nước mía: Dù ngon ngọt đến mấy cũng không nên uống nhiều!

Nước mía là một loại nước uống giải khát vô cùng phổ biến và được yêu thích ở Việt Nam. Đây là thứ nước uống được ép từ cây mía và được bán ở nhiều quán nước ven đường. Không chỉ là loại nước giải khát cực tuyệt vời trong mùa hè, nước mía còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Theo y học cổ truyền, mía được gọi là  cam giá, vu giá, có vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh vị và phế. Mía  có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí.

Từ xưa đến nay, trong dân gian đã lưu truyền nhiều kinh nghiệm với nước mía để chữa bệnh cũng như bồi bổ sức khỏe. Khi nước mía có thêm một chút nước gừng tươi thường dùng để chữa chứng nôn mửa.

Nước mía có  hoà lẫn nước sắc hoàng liên còn có thể giúp chống viêm, tiêu sưng và giảm đau nhanh chóng trong trường hợp viêm kết mạc cấp tính.

Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp và đối tượng không nên uống loại nước này.

Theo đó, những người có hệ tiêu hóa kém nên cẩn trọng với nước mía. Lý do là bởi nước mía có tính hàn lương, hàm lượng đường cao nên những người có đường tiêu hóa kém, đầy bụng, khó tiêu không nên thường xuyên uống nước mía.

Đáng nói, khi sử dụng thuốc bổ hay thuốc chống đông máu cũng không nên uống nước mía để tránh gây tương tác thuốc.

Vì có hàm lượng đường nên những người mắc bệnh tiểu đường, người muốn giảm cân cũng cần hạn chế sử dụng nước mía vì đây là thức uống có nhiều năng lượng.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng không nên uống nhiều người nước mía vì có thể dễ gây nhiễm trùng hoặc gây ra trường hợp tiểu đường thai kỳ.

Vì 100ml có khoảng 12g đường nên các mẹ bầu không nên quá nhiều loại nước này. Phụ nữ trong thời gian thai kỳ không nên uống quá 400ml để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe cho mẹ và bé. Ngoài ra, việc uống nước mía và  sáng sớm và buổi tối vì có thể gây lạnh bụng, nôn nao, khó chịu.

Đáng nói, nếu thai phụ tăng cân nhanh, béo phì thì càng không nên nghén nước mía.

Tuy nhiên, vì nước mía chứa nhiều dưỡng chất như: Kali, canxi, sắt, vitamin A, B, C... nên các chuyên gia cho rằng mẹ bầu vẫn có thể uống trong ngày từ đầu mang thai. Điều quan trọng này là các mẹ bầu cần uống đúng cách, đúng liều lượng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

 

 

Loại cây cảnh mọc hoang nhiều ở Việt Nam hóa ra lại là 'thần dược', cứu tinh của xương khớp

Nhiều gia đình Việt Nam thích trồng loại cây cảnh vì những lợi ích và công dụng như 'thần dược'.