Nhân tài toán học Việt Nam từng đạt HCV Olympic với điểm tuyệt đối: Là giáo sư nổi tiếng ở Mỹ
Lê Tự Quốc Thắng là trong một những nhân tài của nền Toán Học Việt Nam.
Sinh năm 1965 trong một gia đình có truyền thống toán học ở Huế, Lê Tự Quốc Thắng có cha là giảng viên Đại học Huế và mẹ từng là giáo viên toán cấp 3 ở Huế, anh trai là giảng viên chuyên ngành Toán - Tin tại Đại học Wroclaw (Ba Lan). Nối tiếp truyền thống gia đình, cũng như theo đuổi đam mê của bản thân, Lê Tự Quốc Thắng đã quyết định gắn bó với môn Toán học.
Vào năm 1982, Lê Tự Quốc Thắng đã giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế (IMO) với số điểm toán tuyệt đối 42/42. Trước đó một năm, Lê Tự Quốc Thắng đã là 1 trong 4 học sinh giỏi nhất quốc gia nhưng vì năm 1981, Việt Nam không tham dự IMO nên Bộ Giáo dục tổ chức hội nghị bồi dưỡng học sinh giỏi ở Huế và tổ chức một cuộc thi đặc biệt dành cho học sinh xuất sắc. Trong cuộc thi này, Lê Tự Quốc Thắng đã dẫn đầu.
Với số điểm tuyệt đối cùng huy chương vàng Olympic Toán quốc tế năm 1982, Lê Tự Quốc Thắng đã được tuyển thẳng vào khoa Toán - Cơ, Đại học Tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU - Liên Xô cũ). Đây được xem là trung tâm toán học tốt nhất thời bấy giờ. Thể hiện khả năng vượt trội của mình, Lê Tự Quốc Thắng đã học trước nhiều kiến thức từ khi còn học năm nhất.
Lê Tự Quốc Thắng thể hiện khả năng toán học hơn hẳn các bạn cùng lứa. Cậu sinh viên năm đó đã có thể nói về topo, giải tích hàm, hình học vi phân khi bạn bè của anh thì đang vật lộn với đại số tuyến tính, hình học giải tích. Lê Tự Quốc Thắng đã 2 lần đoạt giải nghiên cứu khoa học của trường trong 8 năm học ở Liên Xô.
Lê Tự Quốc Thắng tốt nghiệp đại học loại xuất sắc và bảo vệ tiến sĩ chuyên ngành toán hình học topo vào năm 1991. Tài năng toán học này bắt đầu công tác tại Viện Toán học Steklov, Nga vào năm 1992.
Lê Tự Quốc Thắng đã có nhiều năm công tác ở các viện và đại học danh tiếng như Viện Toán học Max - Planck (Đức), Viện Vật lý lý thuyết Trieste (Italy), Đại học Tokyo (Nhật Bản), Viện nghiên cứu khoa học Toán (Berkeley, California, Mỹ).
Từ 1999 đến 2003, Lê Tự Quốc Thắng là là phó giáo sư công tác tại Đại học Buffalo (Mỹ).
Đến năm 2004, Lê Tự Quốc Thắng trở thành giáo sư của một trong 5 trường mạnh nhất nước Mỹ về các ngành kỹ thuật - Học viện Công nghệ Georgia và công tác chuyên ngành topo vi phân, đa tạp chiều thấp và quasi-crystals.
Từng cùng hai nhà khoa học người Nhật phát minh ra bất biến lượng tử mang tên Le - Murakami - Ohtsuki vào năm 1995 cũng như là thành viên của hội đồng tác giả cuốn Encyclopedia of Mathematical Physics (Bách khoa toàn thư về toán lý) và những đóng góp của mình trong việc nghiên cứu, giảng dạy, Lê Tự Quốc Thắng được xem là là một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về topo vi phân, đa tạp 3 chiều, lý thuyết nút và quasicrystal.
Lê Tự Quốc Thắng từng cùng với nhiều nhà toán học Việt Nam dùng kinh phí riêng để tham dự thành phần Ban giám khảo kỳ thi Olympic toán quốc tế lần thứ 48 tổ chức tại Việt Nam. Chính điều này đã góp phần tạo nên một trong những cuộc thi có chất lượng chuyên môn tốt nhất lịch sử IMO đồng thời là cuộc hội tụ quy mô của các cựu IMO Việt Nam.
Lê Tự Quốc Thắng cũng thường xuyên về nước để tổ chức hội nghị giảng bài để nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu toán học ở Việt Nam.
Ngoài toán học, Lê Tự Quốc Thắng còn có nhiều sở thích khác như du lịch, chụp ảnh, chơi thể thao, chơi đàn guitar classic. Thậm chí ở thập kỷ 80, Lê Tự Quốc Thắng cũng là kỷ lục gia Việt Nam về trò xoay rubik.
Nam sinh Hà Tĩnh đạt HCV, xếp top 7 thế giới ở Olympic quốc tế: Từ chối danh xưng 'thần đồng'!
Dù được nhiều gọi là 'thần đồng' hoá học với thành tích top 7 thế giới ở kỳ thi Olympic quốc tế, nam sinh Hà Tĩnh vẫn khiêm tốn và không dám nhận danh xưng này.