Đời sống

Khúc gỗ sưa Việt Nam từng được rao giá 700 tỷ ở Trung Quốc: Nặng 1,5 tấn; giá thuê 360 triệu/ngày

Khúc gỗ sưa Việt Nam từng được rao giá 700 tỷ ở Trung Quốc: Nặng 1,5 tấn; giá thuê 360 triệu/ngày

Gỗ sưa là loại gỗ quý và hiếm thuộc hàng bậc nhất khi loại gỗ này vừa là loại gỗ chất lượng vừa có ý nghĩa về mặt tâm linh.

Không chỉ có vân gỗ đẹp, không bị mối mọt, có mùi hương vĩnh hằng mà loại gỗ này còn được quan niệm là có thể xua đuổi tà ma, bệnh tật.

Chính vì vậy mà loại gỗ này được xem là loại gỗ  “quý tộc”, quý hơn vàng. Xa xưa, ở Trung Quốc chỉ có những gia đình quyền thế vua chúa, có quyền thế mới được thưởng các đồ dùng làm từ gỗ này.

Một nhà sưu tầm nổi tiếng Trung Quốc từng nói về loại gỗ này như sau: "Gỗ sưa là quân tử trong các loài gỗ, không phải người giàu có thì chỉ có người quyền quý mới có thể sở hữu gỗ sưa".

Ở thị trường Trung Quốc, giá gỗ sưa dao động từ chục nghìn NDT đến hàng trăm ngàn NDT/kg (hơn 300 triệu đồng). Việc gỗ sưa rất đắt là một điều tất yếu được nhiều người chấp nhận.

Đáng nói, khi thị trường ở Trung Quốc khan hiếm nguồn cung về gỗ Sưa thì gỗ sưa Việt Nam cũng trở nên phổ biến và xuất hiện ở trên thị trường Trung Quốc.

Đáng nói, tại Thượng Hải từng xuất hiện 1 khúc gỗ sưa Việt Nam chiều dài 8m, nặng 1,58 tấn, có giá rao bán lên tới 200 triệu NDT (khoảng 700 tỷ VND). Vào thời điểm 2015, con số này gây sốc cho giới săn lùng gỗ sưa Trung Quốc. Chủ nhân khúc gỗ lúc đó cũng cho biết đây là khúc gỗ sưa lớn nhất thế giới tại thời điểm ra giá.

Khúc gỗ này thậm chí còn từng được một số tổ chức triển lãm mượn khúc  gỗ để trưng trong triển lãm. Đáng nói, giá thuê khúc gỗ này cũng có giá 100.000 NDT/ngày (khoảng 360 triệu VND, kèm theo bảo hiểm.

Chủ sở hữu còn dựng riêng một một nhà gỗ cổ kính để lưu giữ ‘kho báu trăm tỷ’ này. Ngôi nhà lưu trữ cũng dùng những loại gỗ dỡ từ những ngôi nhà cổ được vận chuyển đến Thượng Hải với giá rất cao.

Gỗ sưa ở Trung Quốc có tên gọi là hoàng hoa lê, phân bố nhiều ở Hải Nam, Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Quốc), các nước khác Việt Nam, Myanmar, Pakistan.

Người Trung Quốc gọi gỗ sưa Việt Nam là hoàng hoa lê Việt Nam. Nhiều tư liệu lịch sử Trung Quốc cũng có ghi chép về gỗ sưa Việt Nam. Trong đó có câu chuyện  Trịnh Hòa hạ Tây Dương khi kể về việc  nhóm Trịnh Hòa đã đốn 1 thân gỗ ở đây để ép thuyền trong chuyến thám hiểm thương mại với Tây Dương, khi đi qua khu vực Đông Nam Á vào khoảng 600 năm trước.

Khi trở về Tô Châu, loại gỗ sưa này đã khiến một số thợ thủ công kinh ngạc và thương lượng để biến gỗ ép thuyền thành bàn ghế. Một số được dâng lên hoàng đế Minh Tuyên Tông bấy giờ là Chu Chiêm Cơ. Nhà vua khi nhìn hoa văn đẹp của loại gỗ này đã ngay lập tức hạ lệnh tìm cho ra gỗ này. Khi xác định loại gỗ này ở ở Hải Nam và Việt Nam thì đã ra lệnh tiến cung thêm gỗ sưa. Chính vì thế mà nhiều đồ đạc trong cung đình của triều Minh cũng xuất hiện gỗ sưa Việt Nam.

 

Loại gỗ cứng nhất thế giới: Cứng gấp đôi thép, đạn không thể xuyên thủng, sắp tuyệt chủng?

Được mệnh danh là loại gỗ cứng nhất thế giới, loại cây này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì độ quý hiếm của chúng.