Đời sống

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO công nhận: Là 'lá phổi xanh' của TP.HCM

Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam được UNESCO công nhận: Là 'lá phổi xanh' của TP.HCM

11 khu dự trữ sinh quyển thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận đến thời điểm hiện tại bao gồm: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000); Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2001); Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004); Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004); Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (2006); Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (2007); Khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm (2009); Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009); Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt) (2015); Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (Ninh Thuận) (2021); Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng (Gia Lai) (2021).

Trong đó, Rừng ngập mặn Cần Giờ chính là đại diện đầu tiên của Việt Nam được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc công nhận là khu dự trữ sinh quyển nằm trong hệ thống các khu sinh quyển của thế giới (được công nhận vào ngày 21/1/2000).

Rừng ngập mặn Cần Giờ được xem là lá phổi xanh" của TP. HCM, có vai trò quan trọng trong việc chống biến đổi khí hậu, chắn gió, ngăn ngừa bão lũ, điều tiết môi trường và cung cấp nguồn  thủy hải sản cũng như là một địa điểm thăm quan lý tưởng cho du khách.

Khu DTSQTG RNM Cần Giờ cách trung tâm TP.HCM gần 40km với tổng diện tích 70.445,34 ha (phần vùng lõi rộng 4.721ha, vùng đệm 41.000ha và vùng chuyển tiếp 29 nghìn ha). Dân cư ở đây sinh sống tập trung trong vùng chuyển tiếp, tại vùng lõi và vùng đệm chỉ có các hộ dân giữ rừng. Tính tới thời điểm 2018, nơi đây có dân số là 75.000 người với mật độ dân số 108 người/km2.

Rừng ngập mặn Cần Giờ là quần thể bao gồm phong phú các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh trên vùng châu thổ rộng lớn của các sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây.

Dựa theo trang thông tin của Rừng ngập mặn Cần Giờ thì khu DTSQTG gồm 3 vùng với từng đặc điểm sinh thái cũng như vai trò riêng: 

“Vùng lõi có diện tích 6.134,43 ha, có chức năng bảo tồn hệ sinh thái rừng gập mặn cả rừng trồng và rừng tự nhiên ; bảo tồn cảnh quan RNM và các môi trường sống của động vật hoang dã, đặc biệt là chim nước ; bảo tồn thủy vực, các bãi bồi dọc bờ sông và ven biển để tái sinh tự nhiên cả thực vật lẫn động vật ; nghiên cứu khoa học và du lịch sinh thái có giới hạn.

Vùng đệm có diện tích 29.152,10 ha đất rừng và 12.763,56 ha diện tích mặt nước), có chức năng phục hồi các hệ sinh thái dựa trên các quần xã chiếm ưu thế ; bảo vệ vùng lõi ; tạo không gian lớn hơn cho thú hoang hã ngoài vùng lõi; tạo ra cảnh quan tự nhiên và văn hóa nhân văn phục vụ cho su lịch sinh thái; tạo điều kiện cho các mô hình lâm ngư kết hợp thân thiện với môi trường.

Vùng chuyển tiếp có diện tích 13.227,79 ha đất rừng và 7.267,47 ha mặt nước, gồm các khu vực còn lại của huyện Cần Giờ. Vùng chuyển tiếp có chức năng khuyến khích các mô hình phát triển kinh tế, hợp tác với sự tham gia của cán bộ quản lý, các cơ sở kinh tế, các tổ chức đoàn thể, tôn giáo, văn hóa, xã hội, các nhà khoa học, các tổ chức giáo dục…”

Bên cạnh việc được công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, rừng ngập mặn Cần Giờ còn bao gồm di sản phi vật thể Quốc gia (được công nhận năm 2013) là Lễ Nghinh Ông Cần Giờ hay Khu Di tích lịch sử Căn cứ Rừng Sác là di tích lịch sử cấp Quốc gia (được công nhận năm 2004).

 

Quận rộng nhất thủ đô Hà Nội: Sở hữu công trình từng là cây cầu dài thứ hai trên thế giới

Trong 12 quận, 17 huyện và một thị xã ở Hà Nội thì đây là quận có diện tích lớn nhất.