Đời sống

Giống cây quý hiếm duy nhất chỉ có ở Việt Nam: Thế giới sửng sốt khi tìm ra, được liệt trong sách đỏ

Đà Lạt - Lâm Đồng là vùng đất của những cây thông, đáng nói đây còn là nơi sở hữu những loài thông đặc hữu, có trong quỹ gene thực vật rừng quý hiếm thế giới mà chỉ có ở Việt Nam.

Trong đó, có loại thông hai lá dẹt (Ducampopinus Krempfii, thuộc họ thông Pinaceae). Loài thông cổ này có đặc trưng là hai lá dẹt hình lưỡi kiếm, đáng nói đây là loại cây chỉ có độc nhất ở Việt Nam.

Theo đó, Đà Lạt được nhà bác học A.Yersin khám phá năm 1893. Sau đó, người Pháp đã chú ý đến loài thông ở Đà Lạt. Trạm Khảo cứu Lâm học Măng Lin ở Đà Lạt (nay là Trạm Thực nghiệm Lâm nghiệp Cam Ly) đã được thành lập để khảo nghiệm một số loài cây, đặc biệt là cây lá kim.

Đáng nói, đến cuối thế kỷ 19, nhà thực vật học người Đức M.Krempfii đã phát hiện loài thông 2 lá dẹt trên đỉnh dốc Cổng trời ở độ cao hơn 2.000 m, khiến thế giới sửng sốt. Đây cũng là loài thông sau này được đặt tên là Pinus Krempfii và được công bố là đặc hữu của Việt Nam.

Giống cây này được hai nhà khoa học người Mỹ là  Litenle và Krisphind được cho là giống Ducanpopinus -“hoá thạch sống” - loài thực vật cổ sinh cùng thời với khủng long.

Trong khi các loại cây thông thường phát triển, tiến hóa theo thời gian nhưng loại thông 2 lá dẹt không có sự biến đổi nào về gen dù có thể sinh trưởng bền bỉ hàng triệu năm. Điều này vẫn là một bí ẩn.

Loại thông hai lá dẹt này gặp ở độ cao trên 1000m, thậm chí là mọc thành quần thụ lớn ở độ cao 1.600m ở Cổng Trời. 

Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Đa Nhim, vùng núi Bidoup có diện tích trên 10.000ha cũng là khu phân bổ của giống lá thông này. 

Theo một số tài, ngoài hai vùng trên thì loại thông này còn được tìm thấy ở một số nơi ở Lâm Đồng và Khánh Hòa. 

Vì tình trạng phá rừng, các rừng thông hai lá dẹt đang bị đe dọa về số lượng. Nhiều cây thông đã bị mất môi trường sinh sống, cây già bị đổ, bị chết rụi. 

Rừng thông ba lá thường nằm kề bên rừng thông hai lá dẹt và khi rừng thông hai lá dẹt bị đốt phá làm nương rẫy, thông ba lá sẽ chiếm lĩnh dần vùng đất trống.

Với xu thế này, rừng thông hai lá dẹt hỗn giao sau đó sẽ bị thông ba lá thay thế trong một thời gian không xa.

Đáng nói, thông hai lá dẹt đang được xếp vào cấp 5 - sẽ nguy cấp (có thể bị đe dọa tuyệt chủng) trong Sách đỏ. Theo tiêu chuẩn  UCN thì loài này được xếp vào cấp EN - nguy cấp.

Theo Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm lâm sinh Lâm Đồng, loài thông này gần như đã bị tuyệt diệt trên thế giới và chỉ còn sót lại ở Việt Nam.

 

Loại cây sống lâu nhất thế giới, thọ 80.000 tuổi: Là 'sinh vật' nặng nhất còn tồn tại, tới 6.600 tấn

Trên thế giới có một loại cây vô cùng đặc biệt khi có tuổi thọ được cho rằng ít nhất đã đến 80.000 năm tuổi và có khối lượng khổng lồ.