Công trình nổi tiếng Việt Nam từng đẹp nhất Á Đông: Tốn 150.000 lượng vàng, do người Việt thiết kế
Dinh Độc Lập là di tích văn lịch sử - văn hóa quốc gia, cũng là điểm đến nổi tiếng mở cửa phục vụ nhu cầu tham quan của du khách trong nước và quốc tế.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng đây từng là công thự đẹp nhất Á Ðông.
Dinh độc lập từng có tên là Dinh Norodom (cùng tên với đại lộ phía trước chạy vào Dinh mà ngày nay là đường Lê Duẩn), mang tên Quốc vương Campuchia đương thời (Vua Norodom 1834-1904). Công trình này được Công chánh Sài Gòn đảm nhận và có chi phí lên tới 4.714.662 Francs (bằng 1/4 ngân sách thuộc địa).
Một khối đã được lấy từ Biên Hòa có hình vuông mỗi cạnh 50cm đã ghi dấu mốc cho công trình này. Theo đó, bên trong viên đá chứa những đồng tiền hiện hành thời bấy giờ bằng vàng, bạc, đồng có chạm hình Napoléon đệ tam. Vật tư xây dựng, trang trí, điêu khắc phần lớn đều được mang từ Pháp sang.
Khuôn viên của dinh là khu vườn lớn với đủ loại cây cỏ. Dưới chân cột cờ ở trước mặt dinh có một khẩu thần công kiểu cổ, thêm phần uy nghi.
Trong giai đoạn xây dựng xong cho đến năm 1887, Dinh được Thống đốc Nam kỳ ở và được gọi là Dinh Thống đốc. Nhiều đời toàn quyền Pháp đã sử dụng dinh thự này là nơi ở và làm việc từ 1887 đến 1945.
Khi Nhật đảo chính Pháp vào 9/3/1945, Dinh Norodom đã trở thành nơi ở của chính quyền Nhật ở Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ tháng sau khi Nhật bại trong Thế chiến II, Pháp trở lại chiếm Nam bộ thì Dinh này lại một lần nữa là trụ sở làm việc của Pháp ở Việt Nam.
Dinh Norodom được bàn giao vào ngày 7/9/1954 khi người Pháp rút khỏi Việt Nam, vào năm 1955, Dinh Norodom đổi tên thành Dinh Độc Lập.
Toàn bộ phần chính cánh trái của dinh bị bom làm sập vào ngày 27/2/1962 sau đó vi hư hại quá nặng nên dinh cũ đã bị san bằng để xây dựng mới. Dinh thự mới được xây theo đồ án thiết kế của Kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Thụ - đây cũng chính là người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã.
“... Trên nền cũ của Dinh Norodom còn gọi là Dinh Toàn quyền, KTS Ngô Viết Thụ cùng đồng sự đã đưa một kiến trúc hiện đại kết hợp với bố cục truyền thống tạo nên một công trình hoành tráng, hài hòa với không gian cây xanh, làm điểm kết lý tưởng của trục đường Lê Duẩn.
Khởi công từ năm 1962, hoàn thành năm 1966, kiến trúc mang dấu ấn lịch sử này đã tạo được nét biểu trưng cho một phong cách mới ở Sài Gòn trên nền kiến trúc mới: hành lang, tường hoa, không gian thoáng đãng, đường nét thanh thoát..." - trích trong cuốn sách "Sài Gòn 1698-1998 kiến trúc và quy hoạch" xuất bản nhân dịp Sài Gòn 300 tuổi.
Với diện tích rộng 4.500 m2, diện tích sử dụng 20.000 m2, dinh Độc Lập gồm 3 tầng chính, sân thượng, 2 gác lửng, tầng nền và 2 tầng hầm cùng với một sân thượng cho máy bay trực thăng.
100 căn phòng của công trình này được trang trí khác nhau dựa trên mục đích sử dụng.
Đây là công trình cao 26m, có quy mô và chi phí xây dựng cao nhất miền Nam vào những năm 1960 (150.000 lượng vàng).
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ khi thiết kế Dinh độc lập có ngụ ý mang triết lý cổ truyền, nghi lễ phương Đông kết hợp hài hòa với kiến trúc hiện đại.
Cho tới ngày nay, Dinh độc lập vẫn là công trình mang đậm dấu kiến trúc mang tính biểu tượng cũng như gắn với nhiều dấu ấn lịch sử. Vào ngày 30/4/1975, đây chính là nơi chuyển giao quyền lực của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho chính quyền cách mạng, cũng là nơi diễn ra Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc vào tháng 11/1975.
Loài chim 'vip nhất thế giới' có giá đến nửa tỷ đồng: Được cấp hộ chiếu, ngồi khoang thương gia
Có một loại chim trên thế giới được cấp hộ chiếu, đi máy bay hạng nhất và vô được cưng chiều, được xem như là biểu tượng của quyền quý.