Cây di sản lâu đời nhất Việt Nam ở Phú Thọ: 'Cụ táu' trường tồn hơn 2000 năm từ thời An Dương Vương
Ở Việt Nam, việc tuyển chuyện và vinh danh “Cây di sản Việt Nam” đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) khởi xướng từ năm 2010 dưới tên gọi "Bảo tồn cây Di sản Việt Nam".
Từ đó, thuật ngữ ‘Cây di sản’ bắt đầu xuất hiện và dần được phổ biến. Theo đó cây di sản ở Việt Nam là những cây gỗ lớn, thân gỗ mọc tự nhiên hoặc được trồng với tuổi thọ hơn 100 năm tuổi đối với cây trồng và 200 năm tuổi đối với cây tự nhiên. Những cây được công nhận là cây di sản có giá trị về cảnh quan, môi trường, lịch sử, văn hóa và sẽ được bảo tồn tốt nhất trong khả năng.
Dọc khắp đất nước Việt Nam đã có rất nhiều cây gỗ quý, lâu năm được công nhận là Cây di sản.
Trong đó cây di sản có tuổi thọ lâu nhất Việt Nam hiện tại là cây Táu bạc đang sống ở Thiên Cổ, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, với độ tuổi khoảng 2.200 tuổi.
Theo đó, ngôi đền Thiên Cổ được tương truyền rằng nằm trên đất kinh đô của nước văn lang xưa.
Được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) công nhận và trao danh hiệu "cây di sản" vào năm 2012, cây táu hơn 2000 tuổi này được người dân ở đây gọi là "cụ cây" và được xem là báu vật hết mực chăm sóc. Cây táu này không chỉ là chứng nhân lịch sử khi có những giá trị vô giá về văn hóa cũng như tâm linh.
Theo người canh giữ ngôi đền này, ‘cụ Táu’ gắn liền với sự tích của đền Thiên Cổ. Tương truyền, đền chính là nơi thờ của vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và thục nương Nguyễn Thị Thục - người có công dạy công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con vua Hùng Vương đời thứ 18). Người dân làng đã chôn cất vợ chồng thầy giáo Vũ Thê Lang và lập đền thờ ngay tại làng. Từ đó, cây Táu xuất hiện và vẫn còn đến ngày nay.
“Cây di sản Việt Nam" có từ thời An Dương Vương này vì thế đây là cây chứa đựng những giá trị văn hóa lịch sử mà không phải loài cây cổ thụ nào cũng so sánh được. Cây Táu này cao 21m, chu vi gốc là 4,5m, đường kính tán cây là 30m.
Cây Táu từng bị ảnh hưởng bởi quá trình làm đường dân sinh vào năm 2014 khi xuất hiện tình trạng héo úa, thân bị sâu mọt đục khoét, cành khô và chết dần. Tuy nhiên, dân làng quyết giữ cây, không cho đốn hạ và mời các nhà khoa học đến thẩm định và tìm hướng khắc phục.
Từ từ tháng 5/2022, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh phối hợp với UBND xã Trưng Vương, Ban quản lý Đền Thiên Cổ Miếu đã triển khai các giải pháp công nghệ với nỗ lực bảo vệ, chăm sóc, kéo dài tuổi tho của cây cổ này.
Sau nhiều tháng xử lý mối mọt, kích rễ, xử lý đất tình trạng cân đã được cải thiện đầy khả qua khi cành duy nhất đã đâm chồi, nhánh mới, tán lá xum xuê không còn bị đổ gãy. Sau quá trình xử lý dinh dưỡng qua lá, tốc độ vươn nhánh, ra lá cao hơn, một số nhánh đã bắt đầu phân nhánh cấp 2.
Nhờ những biện pháp kịp thời như gỡ những khối đất đá bị chèn ép, nới rộng không gian sống, bón phân, cắt tỉa những cành sâu bệnh nên "cụ táu" đã dần phục hồi, phát triển trở lại, như minh chứng cho một sức sống trường tồn.
Chính vì sức sống bền bỉ này, cây táu hơn 2000 tuổi này chính là niềm tự hào của người dân dân thôn Hương Lan, Phú Thọ cũng như là một di tích lịch sử có giá trị của dân tộc.
Cây duối 1000 tuổi nổi tiếng nhất Bình Định: Có dáng tháp Chăm cổ, trả 23 tỷ vẫn không bán
Cây duối với tuổi thọ hơn 1000 năm ở Bình Định với dáng độc đáo được trả 23 tỷ đồng nhưng chủ nhân vẫn quyết không bán.