Bình gốm đắt nhất thế giới là cổ vật quý hiếm: Ông mua 30.000 đồng, đời cháu bán được 468 tỷ đồng
Những trường hợp cổ vật, bảo vật bị phủ bụi mờ, thậm chí là bị huỷ nhầm là điều không hiếm trong lịch sử khảo cổ học của Trung Quốc.
Người bình thường rất khó có những kiến thức về cổ vật, các di tích văn hoá vì vậy việc nhiều bảo vật bị nhầm tưởng là đồ bỏ đi là điều thường xuyên xảy ra.
Ví dụ như trường hợp bảo vật của nước Quắc thời Thương Chu "Quắc quý tử bạch bàn" đã bị nhầm tưởng là máng cỏ để nuôi súc vật; "Đậu sơn đại hải" của triều nhà Nguyên thì bị nhầm là hũ muối dưa.
Chính vì điều này nên nhiều đồ cổ đã bị lợi dụng để thu mua với giá rẻ.
Phải kể đến câu chuyện hũ sứ "Nguyên thanh hoa quỷ cốc tử hạ sơn đồ" để thấy được giá trị không tưởng của những món đồ cổ.
Theo đó, trong Thế chiến I, Nam tước Hà Lan Van Hemert có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về an ninh của các phái viên và lãnh thổ Đức và Áo-Hungary khi đóng quân tại Bắc Kinh đã có tình yêu thích sưu tập đồ cổ và thường xuyên lang thang trên đường phố Bắc Kinh.
Chính vào năm 1913, vị nam tước này đã nhìn thấy hũ sứ "Nguyên thanh hoa quỷ cốc tử hạ sơn đồ" tuy nhiên ông đã nghĩ rằng đây là món đồ sứ thời nhà Minh. Van Hemert lúc đó chỉ ấn tượng rằng số lượng sứ thanh hoa rất hiếm trong thời kỳ Mông Cổ cai trị ở Trung Quốc và hiếm khi có một món đồ tốt như vậy. Cuối cùng ông đã mua món cổ vật này với giá 10 đồng tiền đại dương ( (tương đương 30.000 đồng ngày nay).
Hemert và con cháu của ông không quá lưu tâm về món đồ này vì nghĩ đây là sứ thanh hoa thời nhà Minh và đã vứt xó "Nguyên thanh hoa quỷ cốc tử hạ sơn đồ" một thời gian.
Hậu duệ đời đầu đã mang chiếc hũ sứ này đến chuyên gia để giám định vào năm 1960 và nhận được kết quả rằng đây là sứ thanh hoa thời Minh Thanh.
Trong triển lãm "Nghệ thuật Trung Hoa dưới thời Mông Cổ cai trị" tại Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland vào năm 1968, cỏ vật này đã nhận được sự quan tâm của thế giới, đặc biệt là các nhà sưu tập.
Sau nhiều lần được các chuyên gia ghé thăm, chiếc hũ sứ này được nhận định là một cổ vật vô cùng quý giá vì đây là đồ Nguyên thanh hoa rất hiếm có trên thị trường.
Đáng nói, hũ sứ này có "Quỷ cốc tử hạ sơn đồ" được vẽ trên thân - được cho là một cực phẩm truyền thế độc nhất vô nhị. Bức họa trên hũ sứ được hoạ sĩ vẽ chứ không phải từ thợ thủ công. Vì vậy mà những nét vẽ vô cùng tinh tế trên hũ sứ này có giá trị không gì sánh được.
Nguyên thanh hoa quỷ cốc tử hạ sơn đồ" được định giá 1 triệu bảng trước khi được bán đấu giá, tuy nhiên cũng có những chuyên gia ước tính cổ vật này sẽ có giá lên tới từ 6 triệu đến 8 triệu bảng.
Đáng kinh ngạc hơn là hũ sứ này cuối cùng được bán với mức giá 14 triệu bảng trong một cuộc đấu giá ở London năm 2005. Tiền đấu giá còn lên tới 15,688 triệu bảng, tương đương khoảng 230 triệu nhân dân tệ, 468 tỷ đồng.
Đây cũng là kỷ lục đấu giá cao nhất của nghệ thuật Trung Quốc ở thời điểm đó. Thậm chí, nhiều thương nhân Trung Quốc có mặt lúc đó cũng không thể mua được do không có đủ số tiền.
Biệt thự 3.000m2 của Phó chủ tịch FPT: 'Hạm đội thông' bạc tỷ với cây Thái Thượng Hoàng 700 tuổi
Căn biệt thự rộng tới 3.000m2 tại Flamingo Đại Lải của Phó chủ tịch FPT Bùi Quang Ngọc khiến nhiều người phải trầm trồ khi có vườn cổ thụ toàn cây quý trăm tuổi.