Đời sống

2 vị trạng nguyên gốc Nam Định được xem là 'thần đồng đất Việt': Ai nổi tiếng với bài toán 'cân voi'

Là một địa danh nổi tiếng cả nước về truyền thống hiếu học, Nam Định đã sản sinh ra nhiều nhân kiệt cho đất nước xuyên suốt các triều đại lịch sử. Trong số những nhân tài của Nam Định, có 5 vị Trạng nguyên đã có những công trạng, cống hiến cho quê hương và lịch sử dân tộc.

Cho đến thời điểm hiện tại, tỉnh Nam Định đã dựng đền, đình, từ đường để thờ phụng, tưởng nhớ cũng như vinh danh công lao của các vị Trạng Nguyên. Theo đó, Nam Định hiện có 5 di tích  tiêu biểu đã được Nhà nước xếp hạng: Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh, xã Liên Bảo (Vụ Bản); Đền thờ Trạng nguyên Đào Sư Tích, thị trấn Cổ Lễ (Trực Ninh); Đền thờ Trạng nguyên Trần Văn Bảo, xã Hồng Quang, Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền, xã Nam Thắng, Đình Xuân Lôi thờ Trạng nguyên Vũ Tuấn Chiêu, xã Nam Hùng (Nam Trực).

Trong số 5 vị Trạng Nguyên kiệt xuất của Nam Định kể trên, có 2 nhân vật được mệnh danh là ‘thần đồng’ là Trạng lường Lương Thế Vinh, Trạng nguyên Nguyễn Hiền.

Trạng lường Lương Thế Vinh

theo đó, Trạng lường Lương Thế Vinh (7 tháng 8 năm 1441 – 2 tháng 10 năm 1496) quê tại Cao Hương, huyện Thiên Bản, nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông được khắp vùng xem là “thần đồng” từ nhỏ vì tư chất thông minh, nhanh trí. Từ nhỏ ông đã rất giỏi đo lường và tính toán. Ông được mệnh danh là  "Hoa Sơn thần đồng" hay Thần đồng làng Hương .Lương Thế Vinh đậu Trạng nguyên vào năm 23 tuổi ở khoa thi Quý Mùi năm Quang Thuận thứ 4 (1463) đời vua Lê Thánh Tông. Ông làm quan tại Viện Hàn lâm.  

Lương Thế Vinh vô cùng nổi tiếng với bài toán ‘cân voi’ khiến sứ nhà Thanh lúc đó phải thốt lên thán phục: "Nước Nam quả có lắm người tài".

Theo đó, khi sứ nhà Thanh là Chu Hy yêu cầu quan Trạng cân trọng lượng của một con voi rất to, ông đã voi lên thuyền rồi đánh mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Sau đó, ông sai người đổ đá hộc xuống thuyền cho đến khi thuyền chìm xuống đến dấu cũ. Cuối cùng, ông cho người đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chính vì khả năng tính toán này mà ông được mệnh danh là ‘Trạng Lường’.

Trạng nguyên Lương Thế Vinh đóng góp nhiều công trạng với đất nước, ông còn có tài năng đa dạng trong nhiều lĩnh vực như: Âm nhạc, giáo dục, toán học, văn học, Phật học…

Vào năm 1495, vua Lê Thánh Tông đã lập hội Tao Đàn và Lương Thế Vinh là 1 trong 28 nhà thơ đó.

Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh 

Hiện tại, Đền thờ Trạng nguyên Lương Thế Vinh ở quê nhà được Bộ VH, TT và DL xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1990. Ngôi đền này được xây dựng trên nền nhà cũ của gia đình ông từng sinh sống. 

Vị trạng nguyên trẻ nhất lịch sử phong kiến Việt Nam

Nguyễn Hiền cũng là một trạng nguyên khác được sinh ở Nam Định được mệnh danh là thần đồng. Theo đó, Nguyễn Hiền (sinh năm 1235) là một danh nhân văn hoá nổi tiếng. Ông được biết đến với tài nghệ thơ phú, giỏi ứng đối!

Nguyễn Hiền cũng là trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam khi đỗ trạng nguyên năm Đinh Mùi 1247 lúc mới 12 tuổi.

Trong suốt cuộc đời làm quan, ông có nhiều công trạng như giúp Vua đối phó với giặc phương Bắc, đánh giặc cỏ ở Mường La. Ông cũng là người chiêu mộ dân đi khai hoang, phục hoá, đắp đê sông Hồng, đào kênh mương dẫn nước cho ruộng đồng. Nguyễn Hiền cũng có đóng góp trong lĩnh vực quân sự khi cho mở các xưởng rèn vũ khí, thành lập các võ đường rèn luyện quân sĩ để sẵn sàng chiến đấu chống quân xâm lược. 

Đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền 

Ông qua đời vào ngày 14-8 (âm lịch) năm Ất Mão (1255). Để tỏ lòng tôn kính, người dân quê hương đã xây đền thờ ông trên nền ngôi nhà cũ của gia đình tại thôn Dương A, xã Nam Thắng đồng thời suy tôn ông làm Thành Hoàng làng. Đền thờ này cũng được Bộ VH, TT và DL xếp hạng Di tích cấp quốc gia từ năm 1994. Hằng năm, từ ngày 14 đến 16-8 âm lịch, lễ hội  Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền được tổ chức định kỳ để du khách thập phương về đền thắp hương và tỏ lòng tri ân.

 

Trạng Nguyên đi học muộn nhất Việt Nam: 17 tuổi mới biết chữ, khiến vua Khang Hy giảm năm cống nạp

Trong lịch sử khoa bảng Việt Nam, 1 nhân tài là được xem là vị Trạng Nguyên đi học muộn nhất nhưng vẫn được người đời tôn kính vì những công trạng lớn lao cũng tấm gương về sự khảng khái.