Đời sống

Danh tính vị trạng nguyên là ông tổ nghề dệt chiếu Việt Nam: Học giỏi, tài cao, hết lòng vì dân

Phạm Ðôn Lễ (1457) trong một gia đình nghèo khó. Tương truyền bố ông họ Phạm, quê ở huyện Tứ Kỳ, sống bằng nghề chài lưới. Mẹ ông người làng Hải Triều (nay là xã Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình), dựng túp lều tranh đơn sơ làm quán hàng nước để bán cho khách qua đò. 

Khi lên 3 tuổi, bố ông đột ngột qua đời. Hai mẹ con đơn côi chỉ còn biết trông cậy vào quán hàng nước nghèo nàn, dột nát. Ít hôm sau, Phạm Đôn Lễ bị lạc trong một lần dạo chơi trên bờ sông Luộc và được một người giàu có quê ở Thanh Hóa đón lên thuyền đưa về nuôi dưỡng.

Vốn là người thông minh nên Phạm Ðôn Lễ học một biết mười. Thầy dạy học rất yêu quý tài học của Phạm Ðôn Lễ, ông dốc lòng truyền dạy cho học trò yêu của mình, vì tin rằng trong tương lai chàng trai trẻ này sẽ làm lên nghiệp lớn.

Theo các tài liệu lịch sử, năm Tân Sửu niên hiệu Hồng Ðức 12 (1481) - đời vua Lê Thánh Tông, triều đình mở khoa thi kén chọn nhân tài cho đất nước. Phạm Ðôn Lễ lên kinh thành dự thi. Cả ba lần khoa thi: Thi hương, thi hội, thi đình ông đều đỗ thủ khoa.

Danh-tinh-vi-trang-nguyen-la-ong-to-nghe-det-chieu-viet-nam-hoc-gioi-tai-cao-het-long-vi-dan

Sau khi thi đỗ, Phạm Ðôn Lễ được cha nuôi kể cho nghe về quê hương, bản quán của mình. Đến lúc này, ông mới biết rằng bản thân sinh ra ở làng Hải Triều ven sông Luộc. Ông quyết tâm tìm về quê hương để gặp người mẹ già khốn khổ vẫn năm tháng ngóng chờ tin con.

Trong vai người khách bộ hành Phạm Ðôn Lễ về bến đò Cà bên bờ sông Luộc, thuộc làng Hải Triều huyện Ngự Thiên. Ðến bến đò Cà thấy có quán nước, ông mới ghé vào ngồi.

Danh-tinh-vi-trang-nguyen-la-ong-to-nghe-det-chieu-viet-nam-hoc-gioi-tai-cao-het-long-vi-dan

Tại đây, cụ bà đã kể cho ông nghe về người con trai bị thất lạc năm lên ba tuổi, đến nay đã trên 30 năm. Bà vẫn hàng ngày vừa bán hàng nước, vừa ngóng tin con với niềm hy vọng người con trai nếu còn sống chắc chắn sẽ tìm về với mẹ. 

Quan trạng nguyên ngồi nghe kể chuyện mà lòng quặn đau thương mẹ. Trạng liền hỏi: “Cụ còn nhớ con trai cụ có đặc điểm gì nổi bật, dễ nhớ không?”. Cụ già bán nước nói trong nước mắt: ở giữa gan bàn chân trái chân con trai tôi có nốt ruồi đỏ như son. Quan trạng nghe nói vậy, liền ôm chặt cụ già rồi nói: “Thưa mẹ, con chính là đứa con trai bị thất lạc của mẹ 30 năm về trước”.

Mấy năm sau, mẹ của Phạm Ðôn Lễ qua đời. Truyền thuyết kể rằng, trong thời gian về chịu tang mẹ, thấy dân làng Hải Triều có nghề dệt chiếu nhưng chiếu làm ra không đẹp. Hơn nữa khung dệt lại cao, đay rùi làm cho lá chiếu không phẳng nên quan trạng đã suy nghĩa và tìm hiểu nguyên nhân. 

Ðồng thời ông còn cải tiến khung dệt chiếu thấp xuống, lại làm thêm ngựa đỡ đay ở trên khung, giúp cho sợi dây thêm căng, đồng thời dùng nêm tre để nêm chèn ở phần cuối khung chiếu, giúp cho sợi đay trên khung không bị chùng xuống. Từ đó chiếu của làng Hới làm ra vừa phẳng, vừa đẹp. 

Danh-tinh-vi-trang-nguyen-la-ong-to-nghe-det-chieu-viet-nam-hoc-gioi-tai-cao-het-long-vi-dan

Không chỉ có vậy ông còn hướng dẫn cho dân làng cách dệt chiếu Ðậu (đay đôi, cỏ đôi), chọn cỏ cói vừa đều, vừa hồng, vừa đẹp, đồng thời phổ biến cách dệt chiếu cải chữ hoa và cách nhuộm cói. 

Ngoài ra, ông còn hướng dẫn dân trồng cói ở các vùng nội đồng giáp sông. Cói trồng ở đây khi thu hoạch, chẻ cói ra đem phơi được nắng thì cói vừa hồng, vừa bền, vừa đẹp, lại không bị mốc. Kỹ thuật nhuộm màu tinh sảo, lá chiếu Ðậu được dệt ra trung bình dùng được từ 5 - 7 năm mới phải thay chiếu khác. Xưa kia vẫn truyền câu ca “Ăn cho hom, nằm giường hòm, đắp chiếu hới”.

Danh-tinh-vi-trang-nguyen-la-ong-to-nghe-det-chieu-viet-nam-hoc-gioi-tai-cao-het-long-vi-dan

Sách “Tổ nghề thủ công truyền thống Việt Nam” của tiến sĩ Ðỗ Thị Hảo (xuất bản năm 2000) viết: “Phạm Ðôn Lễ, tổ nghề dệt chiếu, ông là người Hải Trào (Triều), tên nôm là làng Hới, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ðỗ trạng nguyên niên hiệu Hồng Ðức thứ 12 (1481) đời vua Lê Thánh Tông. Học giỏi, tài cao, từ thi hương đến thi đình đều đỗ đầu. 

Phạm Ðôn Lễ đã giúp dân mở mang nghề trồng cói, ông lại có sáng kiến cải tiến cách dệt chiếu bằng khung nằm, có ngựa đỡ sợi dọc, làm cho sợi đay luồn cói, chao cói nhanh hơn, sợi đan đều hơn, năng suất cao, chiếu lại đẹp. Chiếu Hới có nhiều loại, song nổi tiếng nhất là chiếu đậu, khắp nơi đâu đâu cũng hâm mộ, ưa dùng. Nhớ ơn ông, dân xã lập đền thờ và tôn ông là ‘ông Trạng chiếu’. Hàng năm tổ chức lễ hội để tưởng nhớ tới ông và khuyến nghệ vào ngày 6/Giêng”.

 

Các nhà khoa học nói về nguyên nhân loài vật ‘ngu ngốc’ nhất thế giới đang có nguy cơ bị tuyệt chủng

Đây là loại động vật giỏi lặn trong nước, thường chỉ xuất hiện vào ban đêm. Tuy nhiên, khả năng lớn nhất của chúng có lẽ là xây đập, đào hang làm chỗ trú và dự trữ thức ăn cho mùa đông dài.