Đời sống

Vua Thành Thái được lên ngai vàng nhờ 1 câu phiên dịch sai của chú dượng?

Theo tộc phả của họ Nguyễn, Vua Đồng Khánh bằng hà vào 28 tháng Giêng năm 1889 trong bối cảnh triều đình vô cùng bối rối và cần nhanh chóng tìm ra người kế vị. 

Đáng nói, việc hoàng tử Bửu Lân được tôn là người kế vị nguyên nhân 1 phần là vì do sự phiên dịch của chú dượng.

Theo đó, vì viện Cơ mật không dám tự tiện lựa chọn nên đã cùng nhau sang toàn Khâm sứ để hỏi ý kiến.

“Hiện nay vua Đồng Khánh đã băng hà, theo ý của quý Khâm sứ thì nên chọn ai lên kế vị?" Nhưng ông Diệp Văn Cương, nhân viên tòa Khâm sứ lại dịch rằng: Nay vua Đồng Khánh đã băng hà, Lưỡng Tôn Cung cùng Cơ mật đều đồng lòng chọn hoàng tử Bửu Lân lên ngôi, không biết ý kiến quý Khâm sứ thế nào?” - các quan hỏi ý kiến ông Khâm sứ.

Ông Khâm sứ trả lời: “Nếu Lưỡng Tôn Cung và Cơ mật đã đồng ý chọn hoàng tử Bửu Lân thế tôi cũng xin tán thành”. 

Tuy nhiên, ông Diệp Văn Cương là dượng của Hoàng tử Bửu Lân (là vua Thành Thái sau này) lúc đó là thông dịch viên đã dịch lại là: “Theo tôi, thì các quan Cơ mật nên chọn hoàng tử Bửu Lân là hợp hơn cả.”

Nghe vậy các quan Viện Cơ mật vâng lời ra về và sau đó liền đi rước hoàng tử Bửu Lân. Có thể thấy đây là 1 sự sắp đặt tài tình của ông Diệp Văn Cương là chồng bà công nữ Thiện Niệm, con gái Thoại Thái vương. Mà bà Thiện Niệm chính là là cô ruột của vua Thành Thái. 

Từ nhỏ hoàng tử Bửu Lân theo mẹ là bà Từ Minh Huệ Hoàng hậu Phan Thị Điều về quê ngoại từ lúc vua Dục Đức còn sinh thời. Đến năm năm Đồng Khánh thứ 3 (1888), ông mời theo mẹ vào ở Thành Nội lo việc hương khói ở nhà thờ của vua Dục Đức.

Triều thần đến nhà để rước hoàng tử vào cung đúng lúc bà Từ Minh Huệ đi vắng. Hoàng tử có vẻ lo sợ: “Các ông đến đây làm chi? Đến để bắt tôi mà trị tội à? Các ông muốn làm gì thì làm nhưng hãy đợi mẹ tôi về đã.”

Khi bà Từ Minh Huệ về và nghe tin các quan xin rước hoàng tử vào cung lên ngôi thì bà đã khóc vì lo sợ cho tính mạng của hoàng tử khi lên ngôi vua. Lúc đó, bà bị ám ảnh thì thảm cảnh của chồng chết vì đói khát trong ngục, sau đó là hai vua Hiệp Hòa, Kiến Phúc, còn vua Hàm Nghi đang bị lưu đày. Khi bà cố chối từ, các quan cam kết là không có việc gì đáng lo sợ. Khi biết Lưỡng Tôn Cung, Cơ mật viện và ông Khâm sứ đã đồng lòng chọn hoàng tử lên kế vị vua, bà mới yên lòng. 

Lúc đó, hoàng tử Bửu Lân mới 10 tuổi nhưng cao lớn, có nước da ngăm đen cùng vẻ ngoài lanh lợi thông minh, biết giữ ý tứ. Triều đình làm lễ chính thức tôn hoàng tử Bửu Lân lên địa vị tân quân vào mồng Một tết (31-12-1889).

Vua Thành Thái là vị vua có ý thức dân chủ, muốn chia sẻ gian khổ với nhiều tầng lớp trong xã hội. Ông thường vi hành để muốn thấu hiểu những tâm tư tình cảm của họ. Thậm chí nhà vua còn thường xuyên cải trang, có lúc còn cải trang làm ăn mày, ông thường ghé chơi các làng dọc bờ sông Bồ ở Huế.

Bảo Tàng Lịch Sử Quốc Gia có ghi chép về ông như sau: “Khác với những vị vua truyền thống, vua Thành Thái là người cấp tiến, ông chủ trương “không bài ngoại” nên ngoài việc học chữ Nho ông còn học thêm tiếng Pháp, khuyến khích con cái cùng quần thần học chữ Pháp, đọc sách Pháp, đặt mua “báo Tây” để đọc. Vua Thành Thái chủ động tìm hiểu nghiên cứu các thiết bị kỹ thuật tân tiến của phương Tây như vũ khí, tàu thuyền… Ông thích cắt tóc ngắn, mặc âu phục, lái xe hơi và thường xuyên vi hành để tìm hiểu đời sống nhân dân. Có lẽ vì gần dân nên ông càng hiểu nỗi thống khổ của dân trong ách nô lệ của chính quyền thực dân. Vì vậy vua Thành Thái ngày càng bộc lộ tinh thần dân tộc rất cao khiến người Pháp lo ngại tìm cách ngăn trở. Ông bị người Pháp và một số quan lại trong triều cho là “điên” vì đã làm nhiều việc mà người đương thời cho là kỳ quái.”

 

Cảng quân sự Việt Nam nổi tiếng thế giới, được mệnh danh là 'đồn phòng vệ của Thái Bình Dương'

Cảng Cam Ranh giữ vai trò là 1 quân cảng quan trọng bậc nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Đây được đánh giá là cảng quân sự có giá trị nhất trong biển Đông khi hội tụ những ưu thế mang tầm chiến lược trên phương diện địa lý, hàng hải cũng như vị thế lịch sử quan trọng.