Top nhân vật nổi tiếng quê ở Bình Định: Từ Bùi Thị Xuân cho đến Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Việt Nam
- Nhận định bóng đá Bình Định vs Công an Hà Nội - Vòng 2 giai đoạn 2 V.League 2023: Quang Hải ghi điểm
- Loạt nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa là người Bình Định: Từ Quang Trung đến Xuân Diệu đều ở đây!
- Một Hoa hậu quê Bình Định đã bị tước bỏ vương miện vì không làm tròn bổn phận, ai là người thay thế?
Nhà thơ Quách Tấn - người “cũ” trong phong trào Thơ Mới
Quách Tấn (1910-1992) là tên thật, tự Đăng Đạo, hiệu Trường Xuyên, sinh tại Bình Định. Trong những năm nửa đầu thế kỷ 20, cùng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan và Quách Tấn đã hình thành nên nhóm thơ nổi tiếng “"Bàn thành tứ hữu".
Quách Tấn bắt đầu sáng tác thơ từ năm 1932, đi ngược lại với những bạn bè trong nhóm Quách Tấn lại làm thơ theo lối cũ: thơ luật Đường. Năm 1933, ông đã có thơ đăng trên An Nam tạp chí, Phụ nữ tân văn, Tiếng dân và Tiểu thuyết thứ bảy…
Tăng Bạt Hổ - chí sĩ yêu nước tham gia chống Pháp từ năm 14 tuổi
Tăng Bạt Hổ (1858 - 1906), tự là Sư Triệu, hiệu là Điền Bát, tên thật là Tăng Doãn Văn,tại làng An Thường, nay thuộc xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Ông là chí sĩ Việt Nam tham gia chống Pháp cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.
Được biết thời điểm tham gia chiến đấu chống Pháp trong hàng ngũ tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc ông mới có 14 tuổi. Năm 1885, Tôn Thất Thuyết cầm đầu thất bại, hưởng ứng theo chiếu Cần Vương Tăng Bạt Hổ cùng với Phạm Toàn chiêu mộ binh lính, rèn đúc vũ khí xây dựng chiến khu chống Pháp tại vùng núi Kim Sơn (huyện Hoài n), quê hương ông.
Năm 1887, sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Tăng Bạt Hổ vượt núi sang Lào, Xiêm. Cuối năm 1904, ông cùng nhiều tên tuổi đình đám tổ chức nên phong trào Đông Du. Đến năm 1905 ông về nước đem theo bài văn Khuyến thanh niên du học của Phan Bội Châu truyền bá, cổ động.Năm 1906 trên đường từ Nam ra Huế ông lâm bệnh nặng rồi mất trên một chiếc thuyền trên sông Hương.
Nữ tướng Bùi Thị Xuân
Bùi Thị Xuân (1752-1802) là nữ anh hùng kiệt xuất nhất thời Tây Sơn, vợ của Thái phó Trần Quang Diệu. Bà nổi tiếng cả về nhan sắc, võ công, tài thao lược.
Theo như nhiều tài liệu ghi chép, Bùi Thị Xuân sớm tinh thông võ nghệ ngay từ khi còn nhỏ. Tương truyền, năm 20 tuổi trong một lần cùng một số chị em đi săn ở núi Thuận Ninh (Tây Sơn, Bình Định) bà đã cầm kiếm đánh hổ để giải nguy cho Trần Quang Diệu. Chính từ mối nhân duyên này, hai vợ chồng về sau làm tướng dưới quyền vua Quang Trung.
Những chiến công hiển hách phải kể đến của nữ tướng Bùi Thị Xuân đó là: tham gia nhiều trận đánh lớn như trận Rạch Gầm – Xoài Mút phá tan 2 vạn quân Xiêm Xâm lược, chiếm tướng giặc Xiêm năm 1785, trận đại phá quân Thanh Tết Kỷ Dậu 1789 bà cũng giữ chức chỉ huy đội tượng binh của nhà vua. Bùi Thị Xuân phụng sự nhà Tây Sơn cho đến những ngày cuối cùng của triều đại này.
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - Bộ trưởng Bộ Y Tế đầu tiên của Việt Nam
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909 -1968) sinh tại Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, là một nhà khoa học y khoa nổi tiếng của Việt Nam, Giáo sư tiến sĩ khoa học. Xuất thân trong một gia đình hiếu học, ngay từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh, sáng dạ. Sau đó, ông thi đỗ vào Đại học Y Hà Nội, sau đó sang Pháp học tiếp và tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934.
Mặc dù tốt nghiệp bác sĩ loại Giỏi ở Pháp, ông được giữ lại làm trợ lý tại Trường đại học Y khoa Paris đồng thời được thăng chức Giám đốc Bệnh viện Lao vùng núi phía đông nước Pháp. Thế nhưng năm 1936, ông quyết tâm về nước, mở phòng mạch tư tại Sài Gòn. Tại đây, ông vừa chữa bệnh vừa hoạt động cách mạng. Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, ông được phân công là Bộ trưởng Bộ Y tế đầu tiên của nước ta.
Năm 1997, ông được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học.
Ngô Mây - Người anh hùng cảm tử
Ngô Mây (1922-1947) sinh tại xã Cát Chánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định trong một gia đình nông dân nghèo có tới 9 người con.
Năm 1945, cuộc kháng chiến thần thánh chống quân xâm lược pháp của nhân dân cả nước bùng nổ, ông xin phép mẹ tham gia Việt Minh, trở thành thành viên của đội tự vệ làng Vân Triêm. Sau đó, ông gia nhập đội du kích xã.
Tháng 4/1947, các trung đoàn chủ lực của quân đội ta ra đời để chiến đấu chống lại quân Pháp với vũ khí tối tân. Thời điểm này, Ngô Mây xung phong vào Đội quyết tử quân của Tiểu đoàn 50. Trong một trận phục kích, Ngô Mây cổ quàng khăn đỏ đã ôm bom lao vào quân giặc và anh dũng hy sinh. Năm ấy Ngô Mây vừa tròn 23 tuổi.
Năm 1995, vì để tưởng nhớ công ơn của người anh hùng cảm tử, liệt sĩ Ngô Mây được truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Đồng thời, tại thị trấn Phù Cát hiện được đổi tên thành thị trấn Ngô Mây.
Loạt nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa là người Bình Định: Từ Quang Trung đến Xuân Diệu đều ở đây!
Người ta thường ưu ái gọi Bình Định là miền "đất võ, trời văn", “địa linh nhân kiệt”. Mảnh đất thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ này không chỉ nổi tiếng với truyền thống thượng võ mà còn là nơi sản sinh, nuôi dưỡng tài năng của nhiều nhà văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc.