Đời sống

Nhà văn châu Á đầu tiên nhận giải Nobel Văn Học: Từng đến Việt Nam, tên được đặt cho đường ở TP.HCM

Nhà văn châu Á đầu tiên nhận giải Nobel Văn Học: Từng đến Việt Nam, tên được đặt cho đường ở TP.HCM

Từ năm 1901 đến năm 2020, trong 118 tác giả nhận giải Nobel Văn học, Châu Á mới chỉ có  8 người được nhận giải thưởng danh giá này.

Trong đó, người châu Á đầu tiên nhận được giải thưởng Nobel Văn chương là Rabindranath Tagore (người Ấn Độ). Theo đó, vào 1913, những vần thơ kỳ tích của ông đã chinh phục những độc giả trên toàn thế giới và trong đó có cả hội động chấm thi Nobel. Đã 110 năm kể từ ngày Rabindranath Tagore được vinh danh với giải thưởng Nobel Văn Học nhưng những vần thơ của ông vẫn mãi nằm trong tim của những người yêu thơ vì vẻ đẹp từ bình dị đến nhiệm màu.

Rabindranath Tagore (1861-1941) có tên thật là Rabindranath Thakur. Không chỉ biết đến là một nhà thơ người Bengal, ông còn biết đến là triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc học chủ nghĩa người Ấn Độ. 

Những sáng tác của Tagore trải dài trên nhiều thể loại từ thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch cho tới âm nhạc.

Tập thơ “Gitanjali” (theo tiếng Bengal là Lời dâng) đã giúp ông nhận được giải Nobel văn chương vào năm 1913. Là tập thơ bao gồm nhiều bài từ đời thường đến tôn giáo, triết học nhưng được thể hiện qua những vần thơ tuyệt diệu, dễ hiểu, dễ rung động. Tập thơ này được đánh giá là chiếc cầu nối văn hóa Đông-Tây, “một biểu tượng vĩ đại phối hợp trong mình hai nguồn tinh túy Á - Âu”, “kỳ công thứ hai của tạo hóa sau Kalidasa”. Trong đó, Kalidasa được xem là nhà thơ lớn của Ấn Độ thế kỷ thứ V. Điều này có nghĩa Tagore đều nhận được mọi vinh danh cao nhất.

Từ lúc 13 tuổi, ông đã được xem là thần đồng thơ ca khi tỏ rõ khả năng có thể sáng tác thơ, nhạc, đọc sách cổ bằng tiếng Phạn (Pahli), dịch kịch bản của Shakespeare (1564-1616). Ông du học ở Anh vào năm 17 tuổi rồi trở về Ấn Độ vào năm 1880 sau đó bắt đầu sáng tác nhiều tập thơ, truyện ngắn, kịch bản. Các tác phẩm của ông vượt qua lối cổ điển, bắt đầu nhìn nhận một cảm thức mới, góc nhìn về con người và Thượng đế của ông khác hẳn cách nhìn của nhiều thế hệ trước, nhiều thi sĩ trước.

Rabindranath Tagore là một trong những tác giả đạt giải Nobel Văn học được dịch sang tiếng Việt nhiều nhất và sớm nhất. Ông đã xuất bản bằng tiếng Bengali tập “Lời dâng” rồi dịch tập thơ sang tiếng Anh và xuất bản tại London năm 1912. Ngay sau đó tập thơ gồm 103 bài thơ nhỏ không đề này nhanh chóng gây tiếng vang ở châu Âu và giúp ông được trao giải Nobel.

Thậm chí, ở thời kỳ đó, người Việt Nam cũng vô cùng yêu mến và ngưỡng mộ ông. Đầu thập niên 1920, nhà thơ vĩ đại này được ca ngợi ở Việt Nam như là một tấm gương sáng về lý tưởng độc lập dân tộc. Ông Nguyễn An Ninh chính là người đầu tiên giới thiệu về Tagore với công chúng Việt Nam.

Vào 21/6/1929, Tagore đã đến thăm Việt Nam bằng tàu Angers của hãng Compagnie des Messageries Maritimes..

Báo Phụ nữ Tân văn miêu tả lúc đó người dân thành phố cả Tây lẫn ta và nhiều người Ấn Độ tề tựu đông đảo, nghênh tiếp nhà thơ rất trọng thể.

Ngày nay, 1 con đường ở Tp.HCM mang tên thi hào người Ấn Độ này là đường Tagore, Phường Bình Thọ, TP Thủ Đức.

 

Người phụ nữ duy nhất đạt 2 giải Nobel: Tên được đặt cho 2 trường nổi tiếng ở Hà Nội và TP.HCM

Trong lịch sử khoa học nhân loại, có 1 người phụ nữ kiệt xuất đã đạt 2 giải Nobel trong 2 lĩnh vực khác nhau.