Đời sống

Lễ Vu Lan báo hiếu năm 2023 sẽ rơi vào ngày nào? Ý nghĩa đằng sau bông hoa cài áo là gì?

Lễ Vu Lan báo hiếu năm 2023 sẽ rơi vào ngày nào? Ý nghĩa đằng sau bông hoa cài áo là gì?

Dịp Lễ Vu Lan báo hiếu mang ý nghĩa đầy nhân văn khi là ngày để tưởng nhớ, đền đáp những công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Đây cũng chính là 1 trong những dịp lễ lớn trong năm của người theo đạo Phật.

Trong ngày này, con cái thường thể hiện tấm lòng của mình để báo hiếu công ơn của cha mẹ, tổ tiên. Nhiều người cũng đi chùa, phóng sinh, làm phước để cha mẹ được hưởng công đức. 

Lễ Vu Lan báo hiếu năm 2023 rơi vào ngày nào?

Theo đó, Lễ Vu Lan báo hiếu sẽ diễn ra vào ngày 15/7  Âm lịch hàng năm. Vậy năm nay, năm 2023,  Lễ Vu Lan báo hiếu sẽ rơi vào ngày nào theo lịch dương lịch? Theo đó, năm nay lễ Vu Lan 2023 sẽ là ngày thứ Sáu, ngày 30/08/2023 (15/7  Âm lịch).

Nguồn gốc Lễ Vu Lan báo hiếu 

Lễ Vu Lan báo hiếu có nguồn gốc từ truyền thuyết Tôn giả Mục Kiền Liên. Truyền thuyết kể về 1 đệ tử xuất chúng của Đức Phật đã cứu mẹ mình thoát khỏi kiếp ngục quỷ.

Theo đó, 1 trong 2 đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca là Đại Đức Mục Kiền Liên khi tu luyện thành công vì nhớ đến người mẹ Thanh Đề đã mất của mình đã dùng mắt phép để tìm kiếm xem bà đã về đâu. Đau lòng thay, ngài lại nhìn thấy mẹ mình bị đày thành Ngạ Quỷ đi lang thang khắp nơi, phải chịu cảnh đói khát, cực khổ để bù lại cho những việc ác mà bà đã làm.

Vì quá đau lòng khi phải chứng kiến cảnh này nên Đại Đức Mục Kiền Liên đã dùng phép để biến cơm dâng đến tận địa ngục cho mẹ. Tuy nhiên thức ăn đều bị hóa thành lửa. Vì không cầm lòng khi chứng kiến cảnh mẹ mình phải chịu cực hình, ngài đã cầu cứu đến Phật Tổ. Đức Phật nói rằng dù đệ tử của mình có thần thông quảng đại đến đâu thì không thể đủ sức cứu mẹ mình và chỉ có cách duy nhất là dựa vào sức mạnh hợp lực của chư tăng khắp phương. Theo đó, ngày 15/7  Âm lịch chính là ngày thích hợp để thỉnh chư tăng, làm lễ cúng dường Tam Bảo cứu lấy phước cho mẹ. Thêm vào đó, Đức Phật cũng dặn thêm "Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ thì cũng dùng cách này". Chính từ sự tích này, ngày Lễ Vu Lan báo hiếu đã ra đời.

Ý nghĩa của ngày  Lễ Vu Lan báo hiếu

Không chỉ có ý nghĩa về bên Phật Giáo, ngày Lễ Vu Lan được tổ chức hàng năm như một lời nhắc nhở về việc thế hệ sau phải luôn nhớ tới công ơn của cả nước, mở ra mùa báo hiếu, báo ân lan tỏa khắp Việt Nam.

Cứ đến mỗi mùa Lễ Vu Lan báo hiếu, hình ảnh những bông hồng cài áo lại gây xúc động mạnh mẽ.

Khi tham dự Lễ, dù ở độ tuổi hay giới tính nào, người tham gia đều thành kính đón nhận những bông hồng và cài trang trọng trên áo. Màu hoa đỏ là biểu tượng cho việc còn mẹ và hoa hồng trắng là để tưởng nhớ người mẹ đã qua đời. Nghi thức này bắt nguồn từ thiền sư Thích Nhất Hạnh. Trong một lần thiền sư vào nhà sách ở Nhật Bản vào Ngày của mẹ, thiền sư đã thấy 1 cô gái cài lên áo 1 bông hoa trắng mà không hiểu lý do. Khi hỏi ra, thiền sư mới biết rằng trong ngày này ai còn mẹ thì được cài bông hoa hồng màu đỏ, ai mất cha mẹ thì được cài hoa hồng màu trắng. Đến năm 1962, hiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết nên quyển sách "Bông hồng cài áo". Câu chuyện này đã là khởi điểm cho nghi thức bông hồng cài áo mùa Vu Lan. 

Đóa hoa cài lên ngực áo tượng trưng cho tình cảm tốt đẹp nhất là chữ Hiếu mà con cái gửi đến những đấng sinh thành!

 

 

Tỉnh nào có đoạn đường quốc lộ 1A ngắn nhất Việt Nam: Người Việt Nam đi suốt cũng khó trả lời đúng!

Trong 33 tỉnh thành mà đường quốc lộ 1A chạy qua, tỉnh nào có đoạn đường ngắn nhất cả nước?