Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại học Tổng hợp Hà Nội- ĐHQGHN: Là tên của 1 phố ở Q.Thanh Xuân
Theo Nghị định số 97/ CP ngày 10 tháng 12 năm 1993 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường đại học lớn ở Hà Nội: Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội I và Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội; Đại Học Quốc Gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã chính thức bước vào Quy chế do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/9/1994.
Trước đó, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (ra đời vào năm 1956) từng là 1 trường đại học lớn của Việt Nam và là 1 trong 3 trường đại học hình thành nên Đại học Quốc gia Hà Nội. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khi đó là một trường đại học khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn) đầu tiên ở miền Bắc sau hoà bình lập lại). Chính vì thế mà ngày nay người ta vẫn gọi Đại học Quốc gia Hà Nội là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội ‘cũ’.
Là 1 trường đại học vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam, tuy nhiên không phải ai cũng biết hiệu trưởng đầu tiên của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Đại Học Quốc Gia Hà Nội là ai?
Theo đó, trên website chính thức của Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Hiệu trưởng đầu tiên và lâu nhất của Trường ĐHTH Hà Nội là cố Giáo sư – Nhà Giáo nhân dân Ngụy Như Kon Tum.
Cụ thể, sau chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu năm 1954, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội là 1 trong 5 trường Đại học đầu tiên được thành lập tại miền Bắc với nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu các lĩnh vực khoa học cơ bản. Thầy Hiệu Trưởng đầu tiên và lâu nhất của Trường ĐHTH Hà Nội được chính do Bác Hồ chỉ định. Đó chính là cố Giáo sư – Nhà Giáo nhân dân Nguỵ Như Kon Tum. Lễ khai giảng khóa 1 của Trường được tổ chức ngày 15/10/1956 tại Đại Giảng đường – nay là Giảng đường NgụyƯ Như Kon Tum.
Nhà Giáo nhân dân Ngụy Như Kon Tum sinh ngày 03-5-1913 tại thị trấn nay là thành phố Kon Tum. Ông có nguyên quán ở xã Minh Lương, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Ngụy Như Kon Tum (1913 – 1991) là nhà khoa học vật lý xuất thân trong 1 gia đình viên chức có cha là chủ sự bưu điện. Vì vậy ông theo cha sống từ Tây Nguyên từ nhỏ đến khi lên 11 tuổi ông mới chuyển đến Huế. Ngụy Như Kon Tum từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, học giỏi. Theo bách khoa toàn thư Việt Nam: “Năm 1932, Ông tốt nghiệp loại xuất sắc cả ba bằng Tú tài bản xứ, Tú tài Tây ban Toán, và Tú tài Tây ban Triết. Ông được cấp học bổng toàn phần sang Pháp du học. Tại Trường ĐH Sorbonne, Paris, một trường lâu đời và nổi tiếng của Pháp, với bẩm tính thông minh, lòng say mê học tập, ý chí quyết tâm đạt tới đỉnh cao khoa học, chỉ gần 3 năm sau đó ông đã được nhận tấm bằng cử nhân khoa học xuất sắc và chỉ ít lâu sau, ông trở thành Thạc sĩ Vật lý – Hóa học đầu tiên của Việt Nam trên đất Pháp.
Đầu năm 1939, Ông được nhận làm nghiên cứu sinh tại phòng thí nghiệm của nhà bác học Vật lý hạt nhân nổi tiếng người Pháp, GS. Frederic Joliot Curie, người được nhận Giải Nobel. Rất tiếc khi ông làm luận án Tiến sĩ mới được một năm thì Đại chiến thế giới lần thứ hai bùng nổ. Nghe theo lời khuyên của GS. Joliot Curie “Đất nước của anh cần anh hơn là nước Pháp”, ông đã từ giã người thầy uyên bác và nhân hậu của mình để về nước cuối năm 1939. Về nước, ông giảng dạy tại Trường TH Chasseloup (Sài Gòn), rồi Trường Bưởi (Hà Nội) chính vào thời điểm phong trào Việt Minh chống thực dân Pháp đang dâng cao trên toàn quốc.
Kháng chiến toàn quốc bùng nổ năm 1946, ông tình nguyện rời Hà Nội, lên Việt Bắc tham gia cách mạng, cùng toàn dân chống Pháp. Ông đã từng kinh qua các chức vụ như Phó Giám đốc Đại học vụ kiêm Giám đốc Đông Dương học xá, Tổng Giám đốc Trung học vụ kiêm Đổng lý sự vụ Bộ Quốc gia - Giáo dục, Giám đốc Trường Sư phạm cao cấp ở Khu học xá Trung ương (Nam Ninh, Trung quốc). Miền Bắc giải phóng, ông trở về Hà Nội và được giao nhiệm vụ xây dựng ngành đại học và giảng dạy Vật lý tại Trường SP KH.”
Trong khoảng 25 năm làm Hiệu trưởng Đại Học Quốc Gia Hà Nội (1956 - 1982), ông đã vượt qua những năm tháng khó khăn của đất nước để cống hiến cho sự phát triển toàn diện của Trường ĐHTHHN. Không chỉ là một nhà quản lý có tâm và có tầm, Ngụy Như Kon Tum còn là 1 nhà Vật lý tài ba với kiến thức chuyên môn uyên bác. Ông là người sớm thành lập và xây dựng thành công một số chuyên ngành Vật lý ở Trường ĐHTHHN như: Vật lý địa cầu, Vật lý lí thuyết, Vật lý Hạt nhân và Quang phổ.
Để tưởng nhớ công lao của Cố Giáo sư Nhà Giáo nhân dân Ngụy Như Kon Tum, tên của ông đã được đặt cho 1 đường phố thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội cũng như cho một Giảng đường lớn của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội: Được mệnh danh 'Ông Phật làm súng'
Hiệu trưởng đầu tiên của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội chính là 1 huyền hoại trong lịch sử quân sự Việt Nam, được mệnh danh là cha đẻ của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam.